Những lưu ý khi ký hợp đồng thử việc

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 18/01/2019

Vì làm bên hành chính nhân sự nên em cần cập nhật các kiến thức tổng hợp về ký kết hợp đồng lao động với nhân viên trong công ty. Anh chị cho em hỏi là khi ký kết hợp đồng thử việc thì cần phải lưu ý những vấn đề gì không ạ để em có thể phổ biến cho nhân viên? Em cảm ơn.

Khánh (khanhhh***@hotmail.com)

    • Căn cứ pháp lý: Bộ luật lao động 2012

      1/ Nội dung của hợp đồng thử việc

      Theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Bộ luật lao động 2012 thì nội dung của hợp đồng thử việc bao gồm:

      - Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

      - Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

      - Công việc và địa điểm làm việc;

      - Thời hạn của hợp đồng lao động;

      - Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

      - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

      - Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

      2/ Thời gian thử việc

      Chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau:

      - Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

      - Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

      - Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

      3/ Tiền lương trong thời gian thử việc

      Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

      4/ Kết thúc thời gian thử việc

      - Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

      - Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

      5/ Về BHXH, BHYT

      Trong nội dung hợp đồng thử việc không bắt buộc có điều khoản bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế nên hợp đồng thử việc không thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn