Công ty nợ tiền đóng BHXH, khi nghỉ việc có nhận được BHTN không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 16/06/2022

Công ty nợ tiền đóng BHXH, khi nghỉ việc có nhận được BHTN không? Quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội? Em đã tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 4 năm 2019 đến nay đã được 1 năm 5 tháng nhưng công ty nợ 3 tháng tiền bảo hiểm chưa đóng lên cho em. Vậy bây giờ em nghỉ làm thì có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không ạ?

    • Công ty nợ tiền đóng BHXH, khi nghỉ việc có nhận được BHTN không?
      (ảnh minh họa)
    • Công ty nợ tiền đóng BHXH, khi nghỉ việc có nhận được BHTN không?

      Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

      Và tại Khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 có quy định về ghi, xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trong sổ BHXH, trong đó:

      ...

      1.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.

      Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.

      Như vậy, trường hợp này doanh nghiệp vẫn có thể chốt sổ BHXH cho anh đến thời điểm đã đóng khi anh nghỉ việc. Sau khi thu hồi số tiền đơn vị còn nợ (03 tháng) thì sẽ được xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.
      Do đó, anh vẫn được nhận BHTN nếu đủ điều kiện để hưởng BHTN.

      Quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội?

      Điều 22 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội như sau:

      1. Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật.

      2. Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật.

      3. Yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình sổ quản lý lao động, bảng lương và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

      4. Được cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy phép hoạt động gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận hoạt động hoặc quyết định thành lập để thực hiện đăng ký lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với doanh nghiệp, tổ chức thành lập mới.

      5. Định kỳ 06 tháng được cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cung cấp thông tin về tình hình sử dụng và thay đổi lao động trên địa bàn.

      6. Được cơ quan thuế cung cấp mã số thuế của người sử dụng lao động; định kỳ hằng năm cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của người sử dụng lao động.

      7. Kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

      8. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

      9. Xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn