Sinh hoạt chi bộ được tiến hành như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 27/08/2022

Sinh hoạt chi bộ được tiến hành như thế nào?

Tôi có tìm hiểu về một số quy định liên quan đén việc sinh hoạt chi bộ và muốn hỏi mọi người một câu như sau: Sinh hoạt chi bộ được tiến hành như thế nào? Có văn bản nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Thanh Huy - Quảng Bình

    • Sinh hoạt chi bộ được tiến hành như thế nào?

      Căn cứ theo Phần 1 Mục II Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2018 về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ do Ban Tổ chức Trung ương ban hành thì việc sinh hoạt chi bộ được tiến hành như sau:

      - Mở đầu

      + Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (nếu có).

      + Cử thư ký ghi biên bản sinh hoạt chi bộ.

      + Thông báo tình hình đảng viên: Số đảng viên có mặt, vắng mặt (có lý do, không có lý do).

      + Thông qua nội dung, chương trình sinh hoạt chi bộ.

      - Tiến hành sinh hoạt

      Đối với sinh hoạt thường kỳ

      + Bí thư chi bộ báo cáo nội dung sinh hoạt đã được chi ủy chuẩn bị và gợi ý thảo luận.

      + Đảng viên phát biểu ý kiến, tập trung trao đổi, thảo luận nội dung trọng tâm liên quan trực tiếp đến hoạt động của chi bộ; tự phê bình kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; góp ý, phê bình đối với đảng viên trong chi bộ.

      + Bí thư chi bộ cung cấp thông tin và định hướng để làm rõ những vấn đề đảng viên quan tâm, tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở, khuyến khích đảng viên tham gia đóng góp ý kiến để buổi sinh hoạt đạt hiệu quả.

      Đối với sinh hoạt chuyên đề

      + Bí thư chi bộ nêu mục đích, yêu cầu buổi sinh hoạt chuyên đề.

      + Đảng viên được phân công chuẩn bị, trình bày dự thảo chuyên đề.

      + Các đảng viên phát biểu, nêu nhận thức của cá nhân đối với chuyên đề và tác dụng của chuyên đề đối với bản thân; liên hệ với chi bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương; trao đổi, đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo chuyên đề.

      + Đảng viên được phân công chuẩn bị chuyên đề tiếp thu ý kiến tham gia để hoàn thiện. Chuyên đề sau khi hoàn thiện phải gửi đảng viên trong chi bộ (chi bộ đông đảng viên có thể gửi tới tổ đảng) để nghiên cứu, học tập và báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp.

      - Kết thúc

      Đối với sinh hoạt thường kỳ

      Bí thư chi bộ thực hiện các nội dung chủ yếu sau:

      + Tổng hợp các ý kiến phát biểu tại buổi sinh hoạt; những ý kiến tiếp thu để bổ sung, hoàn thiện nội dung sinh hoạt chi bộ; phân công nhiệm vụ cho đảng viên và quy định thời gian hoàn thành.

      + Định hướng tư tưởng đối với đảng viên; giải quyết hoặc phản ánh với cấp có thẩm quyền về tâm tư, nguyện vọng, những đề xuất, kiến nghị của đảng viên.

      + Thông qua nghị quyết hoặc kết luận.

      + Đánh giá chất lượng buổi sinh hoạt.

      + Thư ký trình bày biên bản sinh hoạt chi bộ.

      Đối với sinh hoạt chuyên đề

      Bí thư chi bộ đánh giá việc chuẩn bị, chất lượng của chuyên đề; ý nghĩa, tác dụng của chuyên đề đối với chi bộ, đảng viên. Kết luận các nội dung cần tiếp thu để bổ sung, hoàn thiện dự thảo chuyên đề.

      Không tổ chức sinh hoạt chuyên môn lồng ghép với sinh hoạt chi bộ. Việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề không thay thế sinh hoạt chi bộ thường kỳ; nếu chi bộ khó khăn về thời gian, địa điểm có thể kết hợp sinh hoạt chuyên đề với sinh hoạt chi bộ thường kỳ trong cùng một buổi, nhưng phải thực hiện lần lượt, sinh hoạt thường kỳ xong mới sinh hoạt chuyên đề hoặc ngược lại.

      Trên đây là nội dung trả lời về các bước tiến hành sinh hoạt chi bộ. Để biết thêm thông tin về vấn đề này, bạn có thẩ tham khảo thêm tại Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2018.

      Mục đích, yêu cầu của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ?

      Tại Mục I Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2018 có quy định về mục đích, yêu cầu của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ như sau:

      1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, bí thư chi bộ và đảng viên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ. Phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm trong sinh hoạt chi bộ, nhất là chi bộ cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp. Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII trở thành nội dung thường xuyên trong sinh hoạt chi bộ; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

      2. Các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương về sinh hoạt chi bộ; tăng cường lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật trong Đảng, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu trong sinh hoạt chi bộ.

      3. Chi ủy phải chuẩn bị tốt và thường xuyên đổi mới nội dung sinh hoạt bảo đảm đúng quy định, hướng dẫn của cấp trên, phù hợp với tình hình, đặc điểm của chi bộ; nâng cao hiệu quả lãnh đạo thực hiện nghị quyết của chi bộ. Mỗi đảng viên, nhất là đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và bí thư chi bộ phải nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu trong sinh hoạt chi bộ, giữ gìn đoàn kết thống nhất, tình yêu thương đồng chí, tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong các buổi sinh hoạt và thực hiện tốt nhiệm vụ được chi bộ phân công.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 8 Thông tư 34/2014/TT-NHNN Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn