Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư được hiểu thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 24/12/2021

Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là gì? Chương trình đầu tư công là gì? Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công, dự án nhóm B, nhóm C gồm những gì? Nhờ hỗ trợ quy định.

    • Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là gì? Chương trình đầu tư công là gì?

      Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 quy định:

      Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi, tính hiệu quả, dự kiến nguồn vốn và mức vốn của chương trình đầu tư công, dự án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

      Chương trình đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

      Tiêu chí phân loại dự án nhóm B

      1. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng.

      2. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng.

      3. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng.

      4. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng.

      Tiêu chí phân loại dự án nhóm C

      1. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng.

      2. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng.

      3. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng.

      4. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng.

      Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công

      Điều 29 Luật này quy định nội dung chủ yếu của báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công bao gồm:

      1. Sự cần thiết của chương trình để thực hiện các mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;

      2. Mục tiêu, phạm vi và quy mô chương trình;

      3. Dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình, bao gồm danh mục dự án, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác;

      4. Dự kiến kế hoạch bố trí vốn và tiến độ thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;

      5. Xác định chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành sau khi chương trình kết thúc;

      6. Phân tích, đánh giá sơ bộ những ảnh hưởng, tác động về môi trường, xã hội của chương trình, tính toán hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của chương trình;

      7. Phân chia các dự án thành phần của chương trình theo quy định của pháp luật;

      8. Giải pháp tổ chức thực hiện.

      Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C

      Nội dung chủ yếu của báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C bao gồm:

      1. Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch đầu tư;

      2. Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư;

      3. Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án;

      4. Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư, dự kiến kế hoạch bố trí vốn phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;

      5. Xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành dự án sau khi hoàn thành;

      6. Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội; xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội;

      7. Phân chia các dự án thành phần (nếu có);

      8. Giải pháp tổ chức thực hiện.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn