Phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản

 

Hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản là hai dạng hợp đồng được sử dụng phổ biến trong kinh doanh thương mại, sinh hoạt hằng ngày.

Nó đều được xác lập và thực hiện trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật.

Tuy nhiên giữa hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản sẽ có một số điểm khác nhau về bản chất, mục đích…

Nhằm giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này, tác giả xin đưa ra bảng tiêu chí dưới đây:

 Tiêu chí

 

Hợp đồng mua bán hàng hóa

 

 Hợp đồng mua bán tài sản

Giống nhau

- Đều là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán, bên bán có trách nhiệm giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán với bên bán;

- Hai dạng hợp đồng này đều được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, đáp ứng điều kiện mà một hợp đồng dân sự phải có;

- Có thể được xác lập qua lời nói, hành vi, văn bản;

- Chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015.

Khái niệm

Luật thương mại không đưa ra định nghĩa cụ thể, nó vẫn có những nét đặc trưng của hợp đồng dân sự.

Bên cạnh đó, hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ có một số điểm riêng biệt như chủ thể, đối tượng, hình thức…

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.

Đối tượng hợp đồng

Hàng hóa:

- Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

- Những vật gắn liền với đất đai.

Tài sản nói chung theo quy định của Bộ luật dân sự.

Phân loại hợp đồng

- Hợp đồng mua bán hàng hóa;

- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Đa dạng các loại hợp đồng:

- Mua bán tài sản;

- Trao đổi tài sản;

- Thuê tài sản;

- Thuê khoán tài sản…

Chủ thể

Có ít nhất 1 bên là thương nhân;

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Có thể là mọi tổ chức, cá nhân đầy đủ năng lực, có nhu cầu mua bán tài sản, có sự mở rộng hơn rất nhiều so với chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Mục đích của hợp đồng

Chủ yếu là để kinh doanh thu lợi nhuận cho các thương nhân.

Không nhất thiết là có mục đích kinh doanh mà có thể nhằm nhiều mục đích khác nhau như : tiêu dùng, tặng, cho, làm từ thiện hoặc đơn giản là vì sở thích…

Căn cứ pháp lý

Luật thương mại 2005

Bộ luật dân sự 2015

Bảng: Phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản.