2 phương án gỡ vướng cho đường sắt

Thứ Ba, ngày 3/3/2020 - 16:51

(PLO)- Thủ tướng giao Bộ GTVT phối hợp với các bộ, ngànhliên quan xem xét hai phương án gỡ vướng cho ngành đường sắt.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ về kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì phối hợp với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp trình Chính phủ để thảo luận, cho ý kiến về các phương án giao dự toán kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2020.

2 phương án gỡ vướng cho đường sắt - ảnh 1
Do vướng các quy định pháp luật nên đến nay ngành đường sắt chưa được giao tiền để sửa chữa, trả lương cho công nhân. Ảnh: Internet

Theo đó, phương án 1: Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích quy định tại Nghị quyết 87/2019 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2020. Cùng với đó, đề nghị cho phép tiếp tục áp dụng cơ chế giao dự toán kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2020 cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), thông qua dự toán ngân sách nhà nước của Bộ GTVT như đã thực hiện năm 2019.

Phương án 2: Giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp triển khai thực hiện cơ chế đặt hàng VNR thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định của pháp luật.

Như PLO đưa tin, trước khi chuyển về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào tháng 12 hằng năm, Bộ GTVT thực hiện việc giao dự toán vốn ngân sách cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR). Sau đó, đơn vị sẽ thực hiện đặt hàng dịch vụ công ích với 20 công ty trực thuộc nhằm kịp thời thực hiện đảm bảo an toàn chạy tàu như: duy tu, bảo trì, tuần đường, gác chắn, hệ thống thông tin tín hiệu…

Tuy nhiên, sau khi chuyển về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ GTVT không thể thực hiện việc giao dự toán ngân sách theo cơ chế như trên. Lý do là vì khoản 1 Điều 49 Luật Ngân sách quy định: Sau khi Chính phủ, UBND giao dự toán ngân sách, các đơn vị dự toán cấp I ở trung ương và địa phương thực hiện phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc và đơn vị thuộc ngân sách cấp dưới…

Trước tình hình trên, từ ngày 1-1-2020, 20 doanh nghiệp công ích thuộc VNR đang thực hiện dịch vụ công ích không được ký kết hợp đồng. Việc này tiềm ẩn rủi ro an toàn chạy tàu lớn.

Theo VNR nếu không được cấp ngân sách theo quy định, đường sắt có nguy cơ dừng khai tháng vào cuối tháng 3, vì không có tiền chi trả cho hơn 11.000 công nhân.

Đã giao dự toán nhưng lại vướng luật

Bộ GTVT cho biết đã giao hơn 2.800 tỉ đồng dự toán kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2020 cho Cục Đường sắt Việt Nam từ cuối tháng 12-2019. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thể ký hợp đồng đặt hàng, làm cơ cở triển khai kế hoạch bảo trì do vướng mắc về cơ chế, các quy định pháp luật. Bộ GTVT đã có văn bản trình Chính phủ báo cáo cụ thể các vướng mắc này.

Tuy nhiên, để hoạt động đường sắt được bình hành, an toàn, hiện Bộ GTVT đang chỉ đạo Cục Đường sắt VN khẩn trương triển khai ngay các thủ tục giải ngân; Trường hợp vướng các quy định pháp luật, báo cáo cấp có thẩm quyền để tháo gỡ.

 

Lý do ngành đường sắt nợ lương hơn 11.000 công nhân

Lý do ngành đường sắt nợ lương hơn 11.000 công nhân

(PL)- Sau khi về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ngành đường sắt chưa được giao dự toán ngân sách hằng năm để chi trả cho dịch vụ công ích.

 

VIẾT LONG



Tin tức liên quan


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn