50.000 người nhiễm HIV chưa đi xét nghiệm

Thứ Tư, ngày 12/12/2018 - 06:20

(PL)- Theo TS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hiện có khoảng 50.000 người nhiễm HIV không biết về tình trạng nhiễm của mình. Họ sợ bị kỳ thị, không dám đối mặt với tình trạng nhiễm vì sợ “chết chắc”.

. Phóng viên: Thưa ông, vì sao nhiều người nhiễm HIV không biết về tình trạng nhiễm của mình?

+ TSHoàng Đình Cảnh: Một trong những thách thức lớn nhất của việc ứng phó với dịch HIV/AIDS là dịch tiềm ẩn. Đối với các loại dịch khác, chỉ trong vòng một vài tuần là có triệu chứng, dễ dàng xác định được người mắc và nguồn lây. Nhưng với HIV, thời gian ủ bệnh kéo dài 5-10 năm mà không có triệu chứng khiến người nhiễm HIV không biết về tình trạng của mình, không thực hiện các biện pháp dự phòng cho người thân, cộng đồng.

Hiện việc xét nghiệm đã được mở rộng nhưng nhóm dân số gặp nguy cơ cao như nhóm quan hệ tình dục đồng giới không an toàn, mại dâm, tiêm chích ma túy… đều ngại, không muốn xét nghiệm. Chúng ta cần cung cấp thông tin, hướng dẫn họ đi xét nghiệm, thay đổi suy nghĩ “lỡ dính HIV thì chết”. Thực tế người nhiễm vẫn có thể chung sống với HIV khỏe mạnh nếu được phát hiện và điều trị sớm bằng thuốc ARV. Khi tải lượng virus ở dưới ngưỡng phát hiện, họ sẽ không có khả năng lây cho người khác nữa.

50.000 người nhiễm HIV chưa đi xét nghiệm - ảnh 1
TS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế).

. Ông có thể chia sẻ cụ thể về mục tiêu 90-90-90?

+ Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương cam kết thực hiện mục tiêu 90-90-90 của Liên Hiệp Quốc. Đó là 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV), 90% số người đang được điều trị có tải lượng virus ở mức thấp. Đây cũng là một chiến lược đầy tham vọng tiến tới chấm dứt AIDS vào năm 2030. Cạnh đó, chúng ta còn có mục tiêu chiến lược quốc gia là khống chế tỉ lệ người nhiễm dưới 0,3% dân số.

Tuy vậy, chúng ta đang đối diện với nhiều khó khăn. Trước hết là tỉ lệ người sử dụng ma túy vẫn tăng lên, hoạt động mại dâm ngày càng phức tạp. Các nhóm mại dâm đồng giới nam, nhóm người chuyển giới chưa tự chăm sóc sức khỏe tốt như các nhóm khác trong cộng đồng, trong khi sự hỗ trợ của cộng đồng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Hình thức lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục vẫn đang chiếm tỉ lệ rất cao (63%) nhưng động vào nhóm này không đơn giản, bởi hành vi tính dục rất khó điều chỉnh và kiểm soát.

Mặc dù vậy, tôi tin chúng ta sẽ hoàn thành được lộ trình 90-90-90 vào năm 2020. Vượt qua các khó khăn, hiện chúng ta đã đạt các tỉ lệ là 82-70-93,7. Như vậy một tỉ lệ đã vượt, hai tỉ lệ gần đến đích, nếu quyết tâm chúng ta sẽ đạt được!

. Xin cám ơn ông.

(Chuyên đề phối hợp với Sở LĐ-TB&XH thực hiện)

HỒNG MINH



Tin tức liên quan

  • BHYT sẽ thanh toán chi phí điều trị HIV từ 1-1-2019
  • Thứ Sáu, ngày 21/12/2018 - 05:20
  • (PL)- Theo TS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hiện các bộ, ngành chức năng đã chuẩn bị sẵn sàng việc thanh toán cho bệnh nhân điều trị HIV qua bảo hiểm y tế (BHYT) từ ngày 1-1-2019.

  • Đã có thuốc giảm nguy cơ lây nhiễm HIV đến 99%
  • 29/05/2018 13:20 GMT+7
  • TTO - Được kết hợp từ hai loại thuốc kháng virus, nếu dùng hằng ngày theo kê đơn thì có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV từ 92% đến 99% ở những người có nguy lây nhiễm HIV cao.

  • Quỹ BHYT 'cứu' người nhiễm HIV/AIDS
  • 11/03/2019 09:18
  • Khi nguồn viện trợ quốc tế bị cắt giảm, tưởng rằng con đường điều trị của người nhiễm HIV/AIDS sẽ chông chênh. Nhưng không, một cánh cửa khác đang mở ra như tiếp thêm niềm hi vọng trong điều trị HIV/AIDS: quỹ bảo hiểm y tế (BHYT).

  • Không lây nhiễm HIV nếu ARV đạt dưới ngưỡng phát hiện
  • 23/05/2018 16:13 GMT+7
  • TTO - Ngày 23 – 5, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS (Sở Y tế TP.HCM) phối hợp với Bệnh viện Nhiệt Đới tổ chức hội thảo khoa học về hiệu quả điều trị thuốc ARV trong dự phòng lây nhiễm HIV “không phát hiện – không lây truyền” K=K.


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn