Bị gián đoạn công tác, có được cộng nối thời gian làm trước đó tính BHXH?

Thứ hai, 08/01/2018 - 08:01

Bố đẻ tôi sinh ngày 20/12/1957, đóng BHXH từ tháng 3/2001 đến nay, ngày 1/1/2018 đủ tuổi nghỉ hưu. Từ tháng 2/1980 đến tháng 9/1990 làm giáo viên, hiệu phó, Trưởng ban Thư ký HĐND xã Mỹ Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Từ tháng 10/1993 đến 7/1994 bố ông tôi là Phó Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Phước; từ tháng 8/1994 đến tháng 8/1995 là Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Phước.

Từ tháng 9/1995 đến tháng 2/2001là Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp, Phó trưởng ấp Mỹ Lợi. Từ tháng 3/2001 đến nay là Phó Bí thư Đảng ủy xã Phước Lập. Từ tháng 2/1980 đến 9/1990 bố tôi đã nhận trợ cấp 1 lần, từ tháng 10/1991 đến tháng 2/2001 chưa hưởng chế độ thôi việc, trợ cấp một lần.

Tôi đã làm hồ sơ gửi BHXH huyện đề nghị cộng nối thời gian công tác từ tháng 10/1991 đến ngày 31/12/1994 cho bố tôi, do thời gian công tác từ tháng 2/1980 đến 9/1990 bố tôi đã hưởng trợ cấp. Nhưng tôi được trả lời do từ tháng 9/1995 đến tháng 2/2001, bố tôi giữ chức danh ở ấp gián đoạn quá 12 tháng nên không được cộng nối thời gian công tác trước ngày 1/1/1995.

Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét tính thời gian công tác từ năm 1991 đến tháng 2/2001 để bố tôi được hưởng chế độ hưu trí. (Người hỏi Huỳnh Tấn Đạt - Tỉnh Tiền Giang).

BHXH Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

Theo đơn trình bày, bố của ông có quá trình công tác từ tháng 10/1991 đến tháng 9/1993 là Trưởng ban Thư ký Hội đồng nhân dân xã Mỹ Phước (theo quy định tại Điểm 2 Điều 2 Nghị định số 46-CP ngày 23/6/1993 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ Đảng, chính quyền và kinh phí hoạt động của các đoàn thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn và Công văn số 200/BTCCBCP-CQĐP ngày 14/4/2000 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về chức danh Trưởng ban thư ký Hội đồng nhân dân xã tương đương với chức danh Phó Bí thư Đảng ủy xã thuộc chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;

Từ tháng 10/1993 đến tháng 7/1994 là Phó Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Phước (thuộc chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP); từ tháng 8/1994 đến tháng 8/1995 là Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Phước (thuộc chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP);

Từ tháng 9/1995 đến tháng 2/2001 là Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp, Phó trưởng ấp Mỹ Lợi, xã Phước Lập (các chức danh này đều không thuộc chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP; Từ tháng 3/2001 đến nay là Phó Bí thư Đảng ủy xã Phước Lập (thuộc chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP).

Căn cứ Điểm đ Khoản 6 Điều 8 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 27/5/2010 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì:

“Đối với cán bộ cấp xã giữ chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP có thời gian gián đoạn trước tháng 1/1998 không quá 12 tháng thì được cộng nối thời gian công tác trước đó với thời gian công tác sau này để tính hưởng BHXH”.

Đối chiếu với quy định nêu trên, bố ông có thời gian từ tháng 9/1995 đến tháng 2/2001 không phải là cán bộ xã giữ chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, như vậy thời gian gián đoạn từ tháng 9/1995 đến tháng 1/1998 quá 12 tháng và thời gian từ tháng 1/1998 đến tháng 2/2001 không thuộc đối tượng tham gia BHXH theo quy định. Vì vậy, thời gian công tác từ tháng 10/1991 đến tháng 2/2001 của bố ông không được cộng nối với thời gian tham gia BHXH sau này để tính hưởng BHXH.

Theo Chinhphu.vn



Tin tức liên quan

  • Được làm tròn thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu?
  • Thứ ba, 23/01/2018 - 07:14
  • Ông Hoàng Đức Thanh (Thừa Thiên-Huế) sinh ngày 7/12/1958, nghỉ hưu ngày 1/1/2019. Tính đến tháng 12/2018, ông sẽ đóng BHXH được 31 năm 10 tháng. Theo quy định, tỷ lệ hưởng 75% lương hưu năm 2018 là 31 năm, năm 2019 là 32 năm.


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn