Bị phạt 90 triệu đồng, Viettel Telecom giải thích: Do tại thời điểm kiểm tra không đủ chứng từ

Thứ sáu, 02/03/2018 - 21:00

Theo thông tin đăng trên báo chí hôm nay (2/3), năm 2017, UBND tỉnh Ninh Bình đã ra văn bản xử phạt Tổng công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội về hành vi "kinh doanh hàng hoá nhập lậu"...Giải thích về điều này, Viettel Telecom cho biết: Việc xử phạt là do tại thời điểm kiểm tra, đơn vị này chưa cung cấp đủ chứng từ.

Một cửa hàng Viettel Telecom thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội...

Một cửa hàng Viettel Telecom thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội...

Cụ thể, theo thông tin báo chí đã đưa, trước đây UBND tỉnh Ninh Bình đã ra Quyết định 415/QĐ-UBND xử phạt Tổng công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội với lý do doanh nghiệp này đã kinh doanh hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.

Tại thời điểm đó, Viettel Telecom bị xử phạt 90 triệu đồng và bị tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm hành chính, gồm 83 nghìn chiếc đầu nối Fast Connecter, 200 chiếc điện thoại di động Viettel V6216, 120 chiếc USB Wifi 4G-D6606 và 10 thiết bị phát Wifi TP Link - W8151N.

Theo Quyết định xử phạt của UBND tỉnh Ninh Bình, cơ quan này yêu cầu Viettel Telecom phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt này, nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Trao đổi với Dân trí về thông tin trên, đại diện Viettel Telecom cho biết, lý do lô hàng của Viettel bị xử phạt là tại thời điểm kiểm tra đã chậm cung cấp Lệnh xuất kho và vận chuyển nội bộ.

Cụ thể hơn về nội dung Quyết định số 415/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Bình về việc xử phạt vi phạm hành chính với lô hàng, Tổng Công ty Viễn thông Viettel khẳng định: "Viettel Telecom không nhập lậu và chúng tôi đã cung cấp đầy đủ giấy tờ của lô hàng cho cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình".

"Tuy nhiên, cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình vẫn quyết định xử phạt vi phạm hành chính vì tại thời điểm kiểm tra, đơn vị vận chuyển đã chưa cung cấp Lệnh xuất kho và vận chuyển nội bộ theo quy định", đại diện Viettel Telecom cho biết.

Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao.

Năm 2017, Viettel đạt tổng doanh thu 250.800 tỷ đồng, tăng trưởng 9,4% so với năm 2016; tổng lợi nhuận đạt gần 44.000 tỷ đồng, tăng 12%.

Viettel luôn nằm trong số những doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước lớn. Năm 2017, Viettel nộp ngân sách 41.140 tỷ đồng, con số này tương đương tổng chi ngân sách trung ương cho 3 lĩnh vực sự nghiệp: Giáo dục - đào tạo, dân số - y tế, và khoa học - công nghệ.

Nguyễn Khánh



Tin tức liên quan

  • Quanh vụ lô hàng của Viettel bị giữ, có nên rà soát luật?
  • Thứ ba, 27/03/2018 - 17:00
  • Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình vừa có công văn yêu cầu UBND tỉnh Ninh Bình làm rõ nguồn gốc lô thiết bị nghi “nhập lậu” của Tập đoàn Viettel. Viettel cũng đã có văn bản gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, kiến nghị một số vấn đề liên quan đến lô hàng thiết bị viễn thông của tập đoàn bị UBND tỉnh Ninh Bình xử lý vi phạm, tịch thu vì tại thời điểm kiểm tra không có hoá đơn, chứng từ liên quan.

  • Cục Cạnh tranh xử lý Viettel vụ cắt hàng loạt kênh truyền hình trả tiền
  • Thứ sáu, 11/05/2018 - 08:51
  • Ngay sau khi làm việc với VTVcab để bảo vệ người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD) đã tiến hành xử lý theo các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với vụ việc Tổng Công ty Viễn Thông Viettel (Viettel) cắt hàng loạt kênh truyền hình trả tiền mà không có thông báo trước cho người tiêu dùng.

  • Viettel đạt doanh thu 38.000 tỷ đồng từ đầu tư nước ngoài
  • Thứ sáu, 04/05/2018 - 11:14
  • Theo thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel, năm 2017, doanh thu từ đầu tư nước ngoài bao gồm doanh thu của Viettel Global và thị trường Peru đạt hơn 38.000 tỷ đồng tức là đạt gần 1,7 tỷ USD, tăng hơn 38% so với năm 2016.


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn