Bộ LĐ-TB&XH: Ra mắt ứng dụng chọn trường - chọn nghề

Thứ bảy, 23/06/2018 - 10:30

Ngày 23/6, tại Thái Nguyên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) đã công bố ứng dụng chọn nghề - chọn trường trên thiết bị di động. Ngoài các tính năng, ứng dụng còn có ngân hàng dữ liệu với hơn 850 nghề ở trình độ như trung cấp, cao đẳng.

Ông Trương Anh Dũng - Tổng Cục phó Tổng cục GDNN - phát biểu tại Lễ ra mắt ứng dụng Chọn trường - chọn nghề.

Ông Trương Anh Dũng - Tổng Cục phó Tổng cục GDNN - phát biểu tại Lễ ra mắt ứng dụng Chọn trường - chọn nghề.

Đây là một ứng dụng nhằm hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong công tác tuyển sinh và hỗ trợ học sinh, thí sinh, người học, phụ huynh, người lao động có thêm một kênh thông tin tổng hợp, tìm hiểu, lựa chọn ngành nghề đào tạo, chọn trường.

Ứng dụng chọn nghề - chọn trường ra mắt đúng vào thời điểm các thí sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trương Anh Dũng - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp: “Ứng dụng còn là một công cục hữu ích nhằm cung cấp thông ngành nghề đào tạo, thu nhập sau khi tốt nghiệp giúp cho học sinh, những người trẻ tuổi định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng và điều kiện của mình...”.

Được biết, cơ sở dữ liệu của ứng dụng Chọn nghề - Chọn trường đã cập nhật được toàn bộ danh mục nghề đào tạo trình độ Cao đẳng, trung cấp bao gồm 854 nghề, trong đó: 821 nghề trình độ Trung cấp, 558 nghề trình độ Cao đẳng. Thông tin mô tả các nghề đào tạo: 213 nghề được cập nhật thông tin.

Ngoài ra, ứng dụng còn lưu trữ danh sách và địa chỉ hơn 900 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm: 380 trường Cao đẳng; 503 trường Trung cấp; 19 cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác.

Để sử dụng ứng dụng, người dùng vào kho ứng dụng của Google (Google Play) và Apple (Apple Store) để tải về trên thiết bị sử dụng. Khi sử dụng ứng dụng, người dừng chỉ cần nhập ngành nghề mình quan tâm (vào ô tìm kiếm nghề) sẽ có ngay các thông tin hữu ích về nghề đó như: Mô tả nghề; các nhiệm vụ chủ yếu của nghề; vị trí việc làm của nghề; các nghề liên quan tương tự...

Bên cạnh đó, các thông tin liên quan cũng được cập nhật về quá trình đào tạo, như: Các mô đun/ môn học chính; một số yêu cầu đối với người học; chuẩn đầu ra; ai phù hợp với nghề; chi phí đào tạo; danh sách các cơ sở đào tạo và cả các thông tin về triển vọng của nghề: Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp; cơ hội phát triển nghề nghiệp, việc làm; cơ hội nâng cao trình độ/ chuyển đổi nghề nghiệp; thu nhập bình quân/ tháng sau tốt nghiệp...

Đặc biệt, khi đã chọn được nghề, trường thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển trực tuyến cho trường ngay tại ứng dụng này.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân, ứng dụng sẽ được thử nghiệm ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp có quan hệ về công tác đào tạo. Đồng thời, Bộ LĐ-TB&XH sẽ phối hợp với Tổng LĐLĐ VN, Bộ Giáo dục đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS HCM để phát động việc sử dụng ứng dụng chọn ngành - chọn nghề.

Hoàng Mạnh



Tin tức liên quan

  • Chỉ 9,11 % doanh nghiệp hợp tác đào tạo nghề
  • Thứ tư, 15/08/2018 - 08:57
  • Tỷ lệ doanh nghiệp hợp tác với cơ sở giáo dục nghề nghiệp chỉ đạt 9,11%. Trong khi đó, doanh nghiệp tự tổ chức hoạt động đào tạo nghề cho lao động chiếm 36 %. Các tỉ lệ trên còn thấp và đặt ra câu hỏi lớn trong công tác gắn kết đào tạo với thị trường lao động.

  • Nhiều nhà quản lý doanh nghiệp, giáo sư tự hào vì đi lên từ học nghề
  • Thứ năm, 16/08/2018 - 09:09
  • “Ngay tại Đức và Nhật Bản, nhiều doanh nhân, giáo sư đại học luôn tự hào vì đi lên từ học nghề. Thậm chí, nhiều chuyên gia còn cho rằng, người đi lên từ học nghề được đánh giá cao bởi ý thức kỷ luật, không ngại khó ngại khổ, có chí hướng, cầu thị và ham học hỏi…”


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn