Cảm phục người Mông đội đèn, lội suối băng rừng … kiếm con chữ

Thứ năm, 17/05/2018 - 13:32

Hằng đêm các học viên vẫn đều đặn đội đèn pin, lội suối băng rừng… để đi kiếm con chữ. Sau một tháng đèn sách đến nay các học viên ở đây cơ bản đã biết tính toán và đọc, viết được.

Hằng đêm, sau một ngày mưu sinh mệt nhọc người dân lại rủ nhau để đi kiếm chữ.

Hằng đêm, sau một ngày mưu sinh mệt nhọc người dân lại rủ nhau để đi kiếm chữ.

Đó là những nỗ lực của nhiều người dân đồng bào Mông ở xã biên giới Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An). Tranh thủ sau những buổi lên nương rẫy, để tự kiếm cho mình con chữ mọi người đã hào hứng đến lớp xóa mù chữ do trường tổ chức.

Bản Na Cáng (xã Na Ngoi - Kỳ Sơn) hơn 1 tháng nay ban đêm luôn rộn ràng tiếng gọi nhau đến trường của những người dân đã luống tuổi. Đây là lớp học xóa mù do Trường Tiểu học Na Ngoi 2 tổ chức cho 20 học viên của bản.

gd5

Để đến lớp, người dân phải đội đèn pin lội suối, băng rừng.

Là một lớp học đặc biệt, bởi tất cả học viên của lớp xóa mù đều đã có gia đình. Ban ngày tất cả phải lặn lội với cuộc sống mưu sinh nơi nương rẫy nên lớp học được tổ chức vào ban đêm, tạo điều kiện để nhiều người có cơ hội học chữ.

Cô giáo Nguyễn Thị Dung, người trực tiếp đứng lớp tâm sự: “Đa số các học viên của lớp đều không biết chữ và có hoàn cảnh khó khăn. Có trường hợp cả 2 vợ chồng đều xung phong đăng ký đi học. Tinh thần của các học viên đều rất cao bởi họ khao khát được biết đến cái chữ”.

bna_lớp xóa mù 2_ảnh đào thọ

Các học viên đều là người lớn luống tuổi đã có gia đình.

"Là người giáo viên, tôi rất tự hào và mong muốn được truyền đạt nhiều kiến thức hơn nữa cho bà con đồng bào nơi đây. Những con chữ sẽ là kiến thức trang bị cho họ tốt hơn trong cuộc sống”, cô Dung Chia sẻ thêm.

Mặc dù lớp học mới tổ chức hơn 1 tháng nhưng các học viên của lớp về cơ bản đã biết tính toán và đọc, viết được.

gd3

Với tâm huyết của nghề, các thầy cô giáo ở đây đã cố gắng hết mình để truyền đạt kiến thức cho người dân đồng bào.

Từ nay, tôi đã biết viết, biết đọc và cả biết nhắn tin điện thoại cho con rồi. cám ơn các thầy, các cô đã dạy cho tôi và người dân nơi đây con chữ”, ông Lương Văn V. ở bản Na Cáng phấn khởi cho biết.

Trao đổi về vấn đề này thầy Nguyễn Hồng Hoa - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn cho biết: "Do hoàn cảnh của các học viên nên lớp học có khi kéo dài đến cả đêm khuya nhưng ai cũng rất hào hứng. Các thầy cô cũng thường xuyên tới gia đình những học viên đặc biệt khó khăn để động viên nên mọi người đều cố gắng đến lớp đầy đủ".

gd2

Mặc dù mới trải qua hơn một tháng nhưng người dân dã nắm bắt được các kiến thức cơ bản.

“Để trang bị kiến thức tính toán, nhắn tin điện thoại cho con cái ở xa… nên các bậc cha mẹ rất hào hứng phấn khởi đều đặn đến trường. Đây là một tín hiệu rất mừng”, thầy Hoa khẳng định.

Nguyễn Tú



Tin tức liên quan

  • Rùng mình cảnh giáo viên đi bộ hơn 17km “cõng chữ lên non”
  • Thứ ba, 07/08/2018 - 14:11
  • Những hình ảnh chân thật nhất về cảnh các thầy giáo, cô giáo ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) tiểu học An Lương “cõng chữ lên non” khiến ai cũng rùng mình, xót xa. Giáo viên phải đi bộ hơn 17km đến trường vì cung đường từ trung tâm thị xã Nghĩa Lộ (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) đến trung tâm xã An Lương hiện đang bị chia cắt do hậu quả của các đợt lũ quét vừa qua.

  • Giáo dục người lớn: Làm cho người lớn trở thành người hữu ích
  • Thứ năm, 11/10/2018 - 15:03
  • Theo UNESCO, “Giáo dục người lớn là quá trình giáo dục có tổ chức, dưới hình thức chính quy hay không chính quy, kéo dài hay thay thế giáo dục ban đầu (ở trường phổ thông hay trường đại học) cho những ai được coi là người lớn, làm giàu thêm kiến thức, nâng cao chất lượng chuyên môn và tay nghề, thay đổi thái độ và hành vi của họ trong phát triển cá nhân cũng như trong phát triển cộng đồng”.

  • Ở nơi học sinh mầm non, tiểu học phải học trong cảnh “nhiều chấm không”
  • Thứ ba, 16/10/2018 - 15:20
  • Ở thành phố người ta vẫn ra rả nói về cuộc cách mạng 4.0, còn bọn trẻ ở vùng cao vẫn đang sống trong cảnh lạc hậu “nhiều chấm không”. Không điện, không nước sạch, không cơm có thịt, không áo quần, và đặc biệt là không có phòng bán trú để ở, phải sống nhếch nhác, tạm bợ trong những túp lều dựng tạm.

  • Cụ giáo làng tuổi 80 của học trò nghèo miền núi
  • Thứ ba, 20/11/2018 - 13:54
  • Đã ở vào độ tuổi 80 nhưng cụ Phan Chí Nhượng (SN 1938) vẫn đều đặn mở những lớp học miễn phí cho trẻ em nghèo tại huyện miền núi Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh). Gần 15 năm qua, nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành từ lớp học đơn sơ của cụ.


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn