Có nên đáp ứng nguyện vọng hiến tạng của tử tù?

10/07/2018 12:51 GMT+7

TTO - Đây không phải là vấn đề mới được đặt ra, nhưng tại phiên tòa ngày 9-7 ở TP.HCM, bị cáo Nguyễn Hữu Tình khi nói lời sau cùng trước khi bị tuyên án tử đã "xin được hiến tạng cho khoa học" và tiếp tục nhận được những ý kiến trái chiều từ dư luận.

Có nên đáp ứng nguyện vọng hiến tạng của tử tù? - Ảnh 1.

Gần 10 năm trước (2009), khi thảo luận tại diễn đàn Quốc hội về dự thảo Luật Thi hành án hình sự, câu hỏi có nên cho tử tù hiến xác, hiến tạng hay không đã được nhiều đại biểu nêu ra.

Sở dĩ phải đặt ra vấn đề này là do thời điểm đó có một nội dung rất mới được đưa vào dự thảo luật là chuyển hình thức thi hành án tử hình từ xử bắn sang tiêm thuốc độc.

Khi ấy, các đại biểu Quốc hội cũng có ý kiến khác nhau. Người thì nói nên cho phép vì đó là nguyện vọng chính đáng của người phạm tội, thể hiện họ biết quay đầu khi phải trả giá cho tội ác.

Người thì phản đối vì cho rằng về tâm lý sẽ không ai chấp nhận được nếu biết một phần cơ thể mình có nguồn gốc từ một tử tù...

Năm 2010 , Luật Thi hành án hình sự được Quốc hội thông qua và nội dung trên không được đề cập đến.

Năm 2015, câu hỏi "tử tù có thể hiến xác được không?" một lần nữa được đặt ra tại hội thảo về dự án Luật Tạm giữ, tạm giam do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức. Tại hội thảo này, nhiều ý kiến tranh luận thẳng thắn, thú vị.

Lãnh đạo Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an cho biết một số trường hợp tử tù có nguyện vọng hiến xác cho y học sử dụng vào mục đích nhân đạo nhưng do thi hành án bằng tiêm thuốc độc và pháp luật cũng chưa quy định về vấn đề này nên chưa thể đáp ứng.

Đại diện Trung tâm điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia cũng nói việc thi hành án tử hình bằng cách tiêm thuốc độc nên nội tạng tử tù sẽ bị hỏng, kể cả có cơ sở pháp luật cũng không thể lấy mô tạng ghép cho người bệnh.

Cũng có ý kiến cho rằng người bị kết án tử hình thì phải chịu thi hành bản án nghiêm khắc của pháp luật, nhưng nguyện vọng cuối cùng của họ được hiến tặng thân xác mình để có thể phục vụ mục đích khoa học hoặc cứu sống người bệnh đang cần là nguyện vọng chính đáng, nhân văn.

Có người thì gợi ý nên chăng nghiên cứu có thêm một hình thức tử hình khác phù hợp để có thể cho phép tử tù được hiến xác, mô, bộ phận cơ thể theo tâm nguyện.

Về đề xuất của bị cáo Nguyễn Hữu Tình - thủ phạm thảm sát cả gia đình 5 người ở quận Bình Tân, TP.HCM - mới đây, nhiều bạn đọc gửi phản hồi về Tuổi Trẻ Online cũng nghiêng về hai "phe" khác nhau



Tin tức liên quan

  • Y án tử hình tên cướp giết người phụ nữ tật nguyền
  • Thứ Tư, ngày 1/8/2018 - 12:07
  • (PLO)-TANDcấp cao tại Đà Nẵng vừa tuyên y án tử hình đối với bị cáo NguyễnMinh Dương (SN 1993, trú thịtrấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) về tội giết người và 9 năm tù về tội cướp tài sản.

  • Người nổ súng bắn chết 3 người xin Chủ tịch nước ân xá
  • Thứ sáu, 13/07/2018 - 19:03
  • Một ngày sau khi bị tuyên án tử, bị án Đặng Văn Hiến (48 tuổi), người trực tiếp nổ súng làm 16 người thương vong hồi tháng 10/2016 đã viết thư xin ân xá gửi Chủ tịch nước. Trong đơn, bị án Hiến đã thể hiện sự ăn năn đồng thời khẳng định bản thân cũng là nạn nhân của việc tranh chấp đất kéo dài hơn 8 năm năm.

  • Ông Đặng Văn Hiến gửi đơn xin Chủ tịch nước ân xá
  • 13/07/2018 16:09 GMT+7
  • TTO - Ông Hiến kính xin Chủ tịch nước xem xét hoàn cảnh phạm tội của mình trong tình thế bị thúc ép, dồn nén quá lâu. Hơn nữa, lúc xảy ra vụ án, hàng chục công nhân - bị hại trong vụ án - dùng hung khí đe dọa ông và gia đình vào lúc tờ mờ sáng.


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn