Con đường tre mạo hiểm dài hơn 100 m trên sông ở Lạng Sơn

Thứ hai, 13/8/2018, 11:49 (GMT+7)

Để tới trường, tới chợ phiên phía bên kia sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn), người dân thôn Xuân Lũng phải vượt qua cây cầu tạm được kết từ 17 bè tre.

Con đường tre mạo hiểm dài hơn 100 m trên sông ở Lạng Sơn

Cầu tạm kết bằng bè tre bắc qua sông Kỳ Cùng nối thôn Xuân Lũng (xã Bình Trung, Cao Lộc) với thôn Nà Lốc (xã Khánh Khê, Văn Quan). Đây là con đường độc đạo để 320 người thôn Xuân Lũng kết nối với thế giới bên ngoài. Chiếc cầu mới sử dụng được hai năm, trước kia để qua sông người dân phải chèo bè.

Con đường tre mạo hiểm dài hơn 100 m trên sông ở Lạng Sơn

Cầu kết bằng 17 bè tre dài hơn 100 m do mỗi gia đình đóng góp một cây tre, tiền và ngày công lao động. Dây cáp nối và neo bè được người dân xin lại đồ phế thải của công ty viễn thông. Tuổi thọ cầu chỉ 6 tháng.

"Để làm nhà, người dân chờ tới mùa khô (tháng 9 âm lịch) rồi chuyển dần gạch, cát qua sông. Nhà có sản phụ nếu biết sớm thì lên viện nằm, không ít lần phải cho nằm võng rồi hai người khiêng lên bè chèo qua sông", ông Vi Văn Thưởng, trưởng thôn Xuân Lũng cho biết.

Con đường tre mạo hiểm dài hơn 100 m trên sông ở Lạng Sơn

An toàn của người dân phụ thuộc vào chiếc dây sắt hoen gỉ buộc giữa các mấu nối từng chiếc bè và hai đầu cầu.

Con đường tre mạo hiểm dài hơn 100 m trên sông ở Lạng Sơn

"Mỗi ngày em đi qua cầu này ít nhất hai lần, hôm nào học cả ngày thì bốn lần. Nhiều lần em ngã rơi xuống sông suýt chết đuối. Em sợ nước lắm, giờ vẫn chưa biết bơi và luôn phải mặc áo phao khi qua cầu", Vy Thị Kết ở thôn Xuân Lũng nói.

Con đường tre mạo hiểm dài hơn 100 m trên sông ở Lạng Sơn

Trưởng thôn Vi Văn Thưởng đưa con đi học. Ông cho biết, thôn có 67 gia đình sinh sống nhiều đời. Hai bờ sông cách nhau 140 m, mực nước sâu từ 6 đến 20 m. Mùa khô nước rút, hàng trăm người dân tập trung nối bè mảng thành cây cầu để đi qua. Mùa mưa lũ cầu đứt, dây trôi đi thì người dân tự làm bè mảng.

Con đường tre mạo hiểm dài hơn 100 m trên sông ở Lạng Sơn

Việc đi học của học sinh thường bị gián đoạn do phụ thuộc vào thời tiết. Trước kia thôn Xuân Lũng có một điểm trường, nhưng hàng năm số lượng học sinh ít đi, mỗi lớp chỉ 3-4 em học ghép. Sau đó, chính quyền không mở lớp tại thôn, học sinh phải vượt sông đi học trái tuyến ở huyện Văn Quan, ông Đàm Văn Hải, Bí thư xã Bình Trung, thông tin.

Con đường tre mạo hiểm dài hơn 100 m trên sông ở Lạng Sơn

Mùa khô các cháu tự đi học, mùa mưa nước cao phải có sự đưa đón của bố mẹ. Mỗi gia đình thường sắm hai chiếc bè tre (mỗi chiếc từ 700.000 đồng) để tiện đi lại. Một chiếc cho trẻ đi học và một chiếc để người lớn đi làm.

Con đường tre mạo hiểm dài hơn 100 m trên sông ở Lạng Sơn

Vẻ lo lắng hiện rõ trên khuôn mặt của cậu học trò. 

Theo thống kê của xã Bình Trung, 10 năm qua có 7 trường hợp chết đuối khi qua cầu, ít nhất 6 trường hợp đuối nước may mắn cứu được, hàng ngày thường xuyên có người dân sảy chân ngã.

Con đường tre mạo hiểm dài hơn 100 m trên sông ở Lạng Sơn

Chiếc bè ghép bằng 10 cây tre có chiều ngang chưa đến một mét nên hai người đi ngược chiều là phải nhường nhau. "Khi nào có việc cưới hỏi, ma chay là chiếc cầu trở lên quá tải. Không ít lần để qua cầu phải chờ hàng tiếng", anh Khiêm, người dân trong thôn nói.

Con đường tre mạo hiểm dài hơn 100 m trên sông ở Lạng Sơn

Thôn Xuân Lũng nằm tựa lưng vào núi, hầu hết là đồng bào dân tộc Nùng. Những ngày chợ phiên, hoặc thời điểm thu hoạch nông sản, chiếc cầu tre trở nên quá tải. 



Tin tức liên quan

  • Sự cô đơn "lạnh người" của cô giáo cắm bản giữa đại ngàn
  • Chủ nhật, 02/09/2018 - 16:43
  • “Nhất là khi đêm về, xung quanh chỉ toàn một màu đen đặc của đêm tối. Thêm tiếng hú của những con thú từ bốn bề mênh mông núi rừng đua nhau vọng lại. Chỉ có cách trùm chăn kín đầu ngủ cho quên bớt hoảng sợ”, cô giáo cắm bản Lưu Thị Hằng chia sẻ.

  • Nghệ An: Lũ cuốn sập nhà, nhiều giáo viên xã biên giới phải thuê nhà trọ
  • Thứ sáu, 24/08/2018 - 09:40
  • Dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão số 4, nhưng hoàn lưu bão đã làm cho địa bàn huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) chịu ảnh hưởng khá nặng nề. Đặc biệt, hàng chục nhà ở giáo viên, trường học trên địa bàn đã bị thiệt hại nặng nề, nhiều các giáo viên phải đi thuê nhà trọ.

  • Về nơi công tác khuyến học, khuyến tài “tỏa sáng”
  • Thứ năm, 16/08/2018 - 09:00
  • Cùng với huy động sức dân tập trung phát triển kinh tế, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đặc biệt chú trọng công tác khuyến học, khuyến tài, xem đây là nhân tố chính đưa mảnh đất nghèo khó thủa nào vươn lên tầm cao mới.


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn