Công ty mẹ 'đẻ' ra nhiều công ty con để gian lận xuất xứ

Thứ Sáu, ngày 20/12/2019 - 14:53

(PLO)- Nguy cơ hàng hóaxuất khẩu của Việt Nam bị các nước điều tra, áp thuế chống bán phá giá, thuế tựvệ, thuế trợ cấp ngày càng gia tăng vì gian lận xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ.

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của cộng đồng Doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Cục Hải quan TP.HCM tổ chức hội nghị Tuyên truyền pháp luật hải quan cho cộng đồng doanh nghiệp về các hành vi gian lận xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và chuyển tải bất hợp pháp vào sáng 20-12.

Theo Cục Hải quan TP.HCM, trong năm 2019 có rất nhiều lô hàng nhập khẩu gian lận xuất xứ. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu khai báo xuất xứ Việt Nam nhằm đánh lừa người tiêu dùng và xuất khẩu tiếp đi các nước. Ngoài ra, hàng hóa nhập khẩu có khai báo xuất xứ nhưng trên sản phẩm không ghi xuất xứ, dán nhãn không đúng với bản chất hàng hóa.

Giả mạo giấy tờ, “đẻ” công ty con để gian lận xuất xứ

Hiện nay, có rất nhiều phương thức thủ đoạn gian lận xuất xứ, xâm phạm sở hữu trí tuệ. Thứ nhất là hàng hóa nhập khẩu được sản xuất ở nước ngoài, khi làm thủ tục hải quan hàng hóa đã ghi sẵn dòng chữ “made in Vietnam, sản xuất tại Việt Nam, xuất xứ Việt Nam”. Hoặc trên bao bì, sản phẩm, phiếu bảo hành thể hiện bằng Tiếng Việt các thông tin về nhãn hiệu, địa chỉ doanh nghiệp, trang website, trung tâm bảo hành tại Việt Nam.

Công ty mẹ 'đẻ' ra nhiều công ty con để gian lận xuất xứ  - ảnh 1
Ông Đinh Ngọc Thắng, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM phát biểu tại hội nghị sáng 20-12. 

Thủ đoạn thứ hai là hàng hóa nhập khẩu không thể hiện nước xuất xứ trên sản phẩm hàng hóa những trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường thì “lột, tháo” dán chồng lên” nhãn cũ và ghi nhãn mới thể hiện made in Vietnam, Sản xuất tại Việt Nam hay xuất xứ Việt Nam.

Thứ ba, một số doanh nghiệp lợi dụng văn bản pháp luật chưa bắt buộc dán nhãn phụ ngay tại khâu thông quan, sau khi thông quan mới dán nhãn. Ngoài ra còn có các phương thức thủ đoạn khác như nhập khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đã được đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Một số doanh nghiệp lợi dùng loại hình quá cảnh nhưng không xuất khẩu sang nước thứ ba mà quay trở lại Việt Nam hoặc để ngay tại Việt Nam, trong đó là hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo xuất xứ Việt Nam, chuyển tải bất hợp pháp.

Bên cạnh đó, Cục Hải quan TP.HCM cũng cho biết nhiều phương thức gian lận xuất xứ xảy ra đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam để hưởng thuế ưu đãi đặc biệt FTA. Như sử dụng C/O giả mạo, không hợp lệ làm thủ tục hải quan; khai sai thông tin trên C/O để hưởng thuế FTA; lắp ráp đơn giản không thỏa mãn quy tắc xuất xứ nhưng nước xuất khẩu vẫn cấp C/O.

Đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Việt, doanh nghiệp FDI nhập nguyên liệu, linh kiện để sản xuất, lắp ráp nhưng chỉ trải qua công đoạn lắp ráp đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ . Thế nhưng khi xuất khẩu vẫn ghi xuất xứ Việt Nam, thậm chí làm giả C/O để qua mặt cơ quan chức năng. Ngoài ra, một số doanh nghiệp “đẻ” ra nhiều công ty “con”, nhập từng bộ phận bán cho một công ty khác thực hiện công đoạn lắp ráp đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ.

Theo dõi hàng hóa ra vào thị trường lớn

Ông Đinh Ngọc Thắng, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM, cho biết thời gian qua, trên thế giới bảo hộ thương mại đã quay trở lại mạnh mẽ với nhiều xu hướng mới, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc diễn ra gay gắt gây bất ổn lớn tới thương mại toàn cầu và tác động cả tích cực lẫn tiêu cực tới nước ta. Đồng thời Việt Nam cũng đã và đang chịu tác động bởi các Hiệp định thương mại tự do FTA.

Trước bối cảnh đó, hàng hóa từ các nước bị áp mức thuế suất cao có khả năng sẽ tìm cách chuyển tải bất hợp pháp vào Việt Nam, giả mạo xuất xứ Việt Nam sau đó xuất khẩu vào các thị trường để lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Nếu bị nước nhập khẩu phát hiện và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại thì hành vi này nguy cơ sẽ gây ra những hậu quả khôn lường – hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị các nước điều tra, áp thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế trợ cấp.

Công ty mẹ 'đẻ' ra nhiều công ty con để gian lận xuất xứ  - ảnh 2
Trong năm 2019, hải quan phát hiện xử lý nhiều lô hàng nhập khẩu gian lận xuất xứ Việt Nam.

“Điều đó sẽ gây thiệt hại rất lớn về nhiều mặt cho các nhà sản xuất Việt Nam như bị hạn chế xuất khẩu vào các thị trường này, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Hậu quả tất yếu của việc đó làm mất uy tín doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế”, ông Thắng cảnh báo.

Cục Hải quan TP.HCM đang tiến hành phân tích các số liệu thống kê xuất nhập khẩu và các nguồn thông tin khác để xác định danh sách các mặt hàng trọng điểm, có rủi ro cao về nghi vấn gian lận xuất xứ để áp dụng kiểm tra, kiểm soát thông qua các biện pháp quản lý nghiệp vụ chuyên sâu.

Đồng thời, Cục đã và đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng theo dõi chặt chẽ việc nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài về Việt Nam và xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đi thị trường lớn nhằm lợi dụng xuất xứ của Việt Nam.

QUANG HUY



Tin tức liên quan

  • Bắt xe khách chở hơn nửa tấn nội tạng bẩn
  • Thứ bảy, 13/01/2018 - 03:37
  • Trên đường vận chuyển hơn 500kg nội tạng bẩn từ thành phố Vinh (Nghệ An) ra thành phố Thanh Hóa (Thanh Hóa) để tiêu thụ cho mối quen biết, chiếc xe khách đã bị cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ.


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn