Cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp giảm 21.700 người

Thứ năm, 15/03/2018 - 18:17

"Tỉ lệ thất nghiệp của lao động qua đào tạo giảm. Nếu như trong quý 3/2017, cả nước có hơn 237.000 lao động có trình độ đại học trở lên thất nghiệp. Nhưng tới quý 4/2017, con số này chỉ còn 215.3000 người. Đây là sự sụt giảm nhanh".

Ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, nhận định về kết quả của Bản tin khảo sát thị trường lao động quý 4/2017. Chương trình công bố được Bộ LĐ-TB&XH tổ chức chiều 15/3 tại Hà Nội.

Theo nhận định của Ban nghiên cứu Bản tin, câu chuyện về tỉ lệ thất nghiệp của quý 4/2014 đã phần nào bớt đi „gam màu tối“ so với quý 3/2017.

Theo đó, cả nước có 1.071.200 lao động trong độ tuổi thất nghiệp, giảm 3.600 người so với quý 3/2017 và 38.800 người so với quý 4/2016. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi giảm xuống còn 2,19%.

Thất nghiệp ở nhóm lao động trình độ TC-CĐ-ĐH có xu hướng giảm.

Thất nghiệp ở nhóm lao động trình độ TC-CĐ-ĐH có xu hướng giảm.

Đặc biệt, số lao động có trình độ “đại học trở lên” thất nghiệp trong quý 4/2017 chỉ còn 215.300 người, giảm 21.700 người so với quý 3/2017. Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này là 4,12%, trong khi đó quý 3/2017 là 4,51%.

Ở các nhóm trình độ cao đẳng và trung cấp, tình trạng giảm cũng được thể hiện rõ nét.

Khảo sát của Bản tin cho thấy, nhóm trình độ cao đẳng có 78.800 người thất nghiệp, giảm 6.000 người so với quý 3/2017; tỷ lệ thất nghiệp nhóm này giảm xuống còn 4,32% nhưng vẫn ở mức cao nhất.

Nhóm trình độ trung cấp có 64.600 người thất nghiệp. Nhóm này nhóm chứng kiến sự sụt giảm số lượng thất nghiệp lớn nhất với 30.900 người, đưa tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 2,49% (quý trước là 3,77%).

Ngoài ra, sự chuyển dịch cơ cấu lao động tăng lên trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Ngoài ra, tỉ lệ lao động trong khu vực phi chính thức giảm xuống.

Bên cạnh thông tin tích cực về giảm tỉ lệ thất nghiệp, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng lưu ý tính khắt khe của thị trường lao động nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Đối lập với tỉ lệ thất nghiệp của cử nhân và thạc sĩ đang giảm, tỉ lệ lao động qua đào tạo sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng có xu hướng tăng.

„Điều này có lẽ chứng tỏ nền kinh tế đang kén chọn hơn: Lao động có trình độ cao được lựa chọn nhiều cơ hội việc làm hơn“ - Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nói.

Lao động thiếu việc làm: Chỉ làm việc 22,1 giờ/tuần

Cũng theo Bản tin khảo sát thị trường lao động quý 4/2017, cả nước có 749.000 lao động trong độ tuổi thiếu việc làm, tăng 6,700 người so với quý 3/2017 và tương đương với số người thiếu việc làm của quý 4/2016. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 1,58%, xấp xỉ mức của quý 3/2017.

Trong tổng số người thiếu việc làm, có 86% lao động nông thôn, 76,5% làm việc trong ngành nông lâm thủy sản.

Số giờ làm việc bình quân một tuần của lao động thiếu việc làm là 22,1 giờ, bằng 49% tổng số giờ làm việc bình quân của lao động cả nước (45,11 giờ/tuần).

Hoàng Mạnh



Tin tức liên quan

  • Ồ ạt đi “chui” sang Trung Quốc mưu sinh
  • Thứ ba, 20/03/2018 - 07:21
  • Sau tết là khoảng thời gian nông nhàn, dù công việc khá vất vả nhưng thù lao được trả cao nên nhiều người dân ở các huyện nghèo vùng sâu, vùng xa có nhu cầu sang lao động bên Trung Quốc tăng cao.

  • Học gì để bắt kịp Cách mạng công nghệ 4.0?
  • Thứ tư, 16/05/2018 - 13:00
  • Dưới ảnh hưởng sâu rộng của cách mạng công nghệ 4.0, sỹ tử cần phải nắm được những tiêu chí nào để đưa ra lựa chọn trường và ngành nghề đúng đắn, để không bị “tụt hậu” hay thiếu kỹ năng để thành công trên thị trường lao động.

  • Năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/4 Thái Lan, 1/10 Mỹ, Nhật
  • Thứ hai, 04/06/2018 - 12:00
  • Bên cạnh đề xuất chọn năm 2019 là năm tăng năng suất lao động quốc gia, Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng do ông Vũ Viết Ngoạn đứng đầu chỉ rõ thực trạng năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam và đề nghị lập Hội đồng Năng suất Quốc gia năng suất lao động.

  • Chỉ 9,11 % doanh nghiệp hợp tác đào tạo nghề
  • Thứ tư, 15/08/2018 - 08:57
  • Tỷ lệ doanh nghiệp hợp tác với cơ sở giáo dục nghề nghiệp chỉ đạt 9,11%. Trong khi đó, doanh nghiệp tự tổ chức hoạt động đào tạo nghề cho lao động chiếm 36 %. Các tỉ lệ trên còn thấp và đặt ra câu hỏi lớn trong công tác gắn kết đào tạo với thị trường lao động.


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn