Đắk Nông kỷ luật hàng loạt cán bộ liên quan đến rừng

05/07/2018 19:22 GMT+7

TTO - Ông Trần Đình Mạnh, nguyên bí thư huyện ủy Tuy Đức, bị kết luận là "vun vén gia đình" khi thuê đất rừng rồi chiếm luôn và bổ nhiệm con gái, em trai ruột chưa đủ điều kiện...

Đắk Nông kỷ luật hàng loạt cán bộ liên quan đến rừng - Ảnh 1.

Đất quốc phòng thuộc sân bay Bu Boong ở huyện Tuy Đức bị lấn chiếm, cấp cho cán bộ khiến nhiều lãnh đạo địa phương này bị kỷ luật - Ảnh: TR.TÂN

Chiều 5-7, nguồn tin Tuổi Trẻ Online cho biết Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông đã có quyết định thi hành kỷ luật 6 đảng viên lãnh đạo thuộc thẩm quyền.

Chiếm đất rừng, bổ nhiệm người nhà không đúng

Theo đó, Thường vụ Tỉnh ủy thi hành kỷ luật bằng hình thức cách tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2008-2013, 2013-2015, 2015-2020 đối với ông Trần Đình Mạnh, phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.

Ông Mạnh trước đó là Bí thư huyện ủy Tuy Đức và trước đó nữa là chủ tịch UBND huyện Tuy Đức.

Theo Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông, với trách nhiệm là chủ tịch UBND huyện Tuy Đức (từ 2008 đến 2015), ông Mạnh thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và để nhiều cán bộ cấp phó, cấp dưới của mình vi phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Ông Mạnh "để cấp dưới làm sai" trong việc hợp thức hóa hồ sơ để vợ mình nhận chuyển nhượng từ người khác và được cấp 4 "sổ đỏ" (diện tích 15,7ha) từ diện tích đất mà gia đình ông Mạnh thuê của Nhà nước.

Thường vụ Tỉnh ủy cho rằng, hành vi của ông Mạnh là thiếu gương mẫu, có biểu hiện vun vén cho gia đình trong việc bổ nhiệm con và em ruột khi chưa đủ điều kiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ và trình tự, thủ tục bổ nhiệm theo quy định.

Ông Mạnh còn bị kết luận là có biểu hiện lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong việc cho chủ trương, quyết định đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn đi ngang qua đất chỉ có 3 hộ dân canh tác, trong đó có đất gia đình ông Mạnh.

Cũng liên quan đến việc nhận rừng không đúng đối tượng, các ông K Bốt, bí thư huyện ủy Tuy Đức và ông Đoàn Văn Quỳnh, giám đốc sở Nội vụ Đắk Nông bị kỷ luật khiển trách. 

"Cầm đèn chạy trước ôtô"

Cùng bị kỷ luật bằng hình thức cách tất cả các chức vụ trong đảng nhiệm kỳ 2005-2010, 2010-2015, nhưng ông Phạm Đặng Quang, phó trưởng Ban thi đua khen thưởng tỉnh; nguyên phó chủ tịch UBND huyện Đăk G’Long, do để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác giao đất, giao rừng, cho thuê đất rừng, quản lý bảo vệ rừng.

Đắk Nông kỷ luật hàng loạt cán bộ liên quan đến rừng - Ảnh 2.

Đắk G'Long là một trong những địa phương để mất rừng khá nặng nề khiến cả ban thường vụ Huyện ủy Đăk G’long nhiệm kỳ 2005 - 2015 bị Tỉnh ủy Đắk Nông ra quyết định kỷ luật khiển trách - Ảnh: TRUNG TÂN

Trong giai đoạn 2008-2015, là tưởng Ban chỉ đạo giao đất, giao rừng của huyện… ông Quang trực tiếp ký quyết định tạm giao đất, giao rừng cho 2 nhóm hộ, hộ gia đình không đúng quy định; ký các quyết định cấp "sổ đỏ" hơn 201ha cho 256 hộ dân trên diện tích đất có nguồn gốc phá rừng, lấn chiếm đất rừng trước UBND tỉnh Kế hoạch 437 (cấp sổ đỏ cho đất rừng có nguồn gốc lấn chiếm - PV)

Liện quan đến các sai phạm của Ban Thường vụ huyện ủy Đắk G’Long trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, ông Hoàng Duy Chuyển nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư huyện ủy Đăk G’Long bị kỷ luật cảnh cáo. 

Ông Chuyển bị kỷ luật là do "chưa thực hiện đầy đủ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quản lý đất đai, bảo vệ và phát triển rừng".

Khiển trách phó ban Tuyên giáo vì sai phạm dự án tượng đài

Cùng bị kỷ luật khiển trách, ông Lê Khắc Ghi, phó trưởng ban Thường trực BanTuyên giáo Tỉnh ủy, nguyên giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch do các sai phạm công trình Tượng đài N’Trang Lơng và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc 1912 - 1936 (giai đoạn 1).

Theo đó, ông Ghi có vi phạm, khuyết điểm trong việc không thực hiện đúng và đầy đủ thủ tục đấu thầu theo quy định.

Ông Ghi thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát quản lý đầu tư xây dựng, để nhà thầu thi công thiếu khối lượng nhưng vẫn nghiệm thu, thanh toán dẫn đến công trình phải tháo dỡ.



Tin tức liên quan

  • Tạo kẽ hở cho chặt phá rừng, làm nhà vào đất rừng
  • Thứ ba, 19/06/2018 - 06:00
  • Ranh giới giữa đất rừng sản xuất với đất rừng phòng hộ còn chưa rõ ràng tạo kẽ hở cho một số vi phạm trong quá trình rà soát, sắp xếp như chặt phá rừng, khai thác rừng không đúng pháp luật, kinh doanh, làm nhà ở vào đất rừng, làm giảm hiệu quả quản lý đất đai có nguồn gốc từ đất nông, lâm trường.


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn