Grab đòi mua Uber Đông Nam Á

Thứ ba, 30/01/2018 - 06:30

Các cuộc đàm phán của Grab, công ty vận tải trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á để mua lại được Uber đang diễn ra. Đây là một phần trong kế hoạch của Grab nhằm tiếp tục mở rộng thị phần tại Đông Nam Á, hãng tin KR Asia đưa tin.

Theo đó, nhiều nguồn tin cho rằng, việc Grab muốn mua Uber Đông Nam Á có thể được chèo lái bởi ngân hàng Softbank của Nhật Bản.

Cụ thể, năm ngoái, Softbank đã đầu tư hàng tỷ USD vào Uber và đều giữ ghế hội đồng quản trị ở cả Grab và Uber.

Các chuyên gia tài chính hiện dự đoán rằng ngân hàng này đã “nhúng tay” đàm phán về vụ sáp nhập của Grab và Uber Đông Nam Á kể từ khi SoftBank tham gia vào cả hai công ty.

Nếu Grab và Uber sáp nhập, các mã giảm giá và ưu đãi cũng có thể bị cắt giảm. (Nguồn: Vulcan Post)

Nếu Grab và Uber sáp nhập, các mã giảm giá và ưu đãi cũng có thể bị cắt giảm. (Nguồn: Vulcan Post)

Đáng nói, điều rất có thể xảy ra khi Grab và Uber sáp nhập, chúng vẫn sẽ vẫn là những công ty riêng biệt đối với người dùng về thương hiệu, ứng dụng,... trong khi các hoạt động của chúng cuối cùng sẽ được hợp nhất.

Điều này cũng có nghĩa là các mã giảm giá và các ưu đãi khác có thể bị cắt giảm.

Về vấn đề này, ông Dara Khosrowshahi, Giám đốc điều hành của Uber cho biết vào tháng 11 năm ngoái rằng việc sáp nhập với Grab khó có thể xảy ra.

Nhiều tờ báo Singapore trước đó đã đưa tin, Đông Nam Á là thị trường sử dụng ứng dụng vận tải trực tuyến lớn thứ tư trên thế giới bởi sự gia tăng số lượng người dùng trẻ với nguồn thu nhập đang dần tăng lên.

Trong khi Uber hoạt động tại hơn 80 quốc gia, Grab, công ty có trụ sở tại Singapore, mới bắt đầu hoạt động tại Singapore từ năm 2013.

Tuy nhiên, ​​sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa hai công ty đã diễn ra ngay sau đó. Mới đầu chỉ ở Singapore, sau đó mở rộng ra toàn bộ khu vực Đông Nam Á.

Theo tờ The Independent, các hoạt động toàn cầu đã mang lại lợi thế cho Uber, nhưng Grab cũng nhanh chóng bắt kịp ngay say đó với những tiện ích cho từng khu vực khác nhau.

Cách đây hai năm, hoạt động của Uber ở Trung Quốc đã chuyển sang Didi Chuxing, công ty taxi lớn nhất của nước này. Theo đó, Uber đầu tư vào Didi, và loại bỏ hoạt động của mình khỏi Trung Quốc.

Hồng Vân

Theo The Independent

 

 

 

Tag :grab, uber, sáp nhập



Tin tức liên quan

  • Khi văn bản tuýt còi bị tuýt còi
  • Thứ tư, 14/03/2018 - 06:00
  • Ngay sau khi Bộ GTVT “tuýt còi” dịch vụ đi chung xe của Uber, Grab, Bộ Tư pháp liền “tuýt còi” cái văn bản “tuýt còi” này vì cho rằng quy định này không hợp lý, cản trở doanh nghiệp kinh doanh vận tải... Câu chuyện một lần nữa cho thấy sự bất cập trong tư duy quản lý chứ không thuần tuý nằm ở kỹ thuật ban hành văn bản quy phạm.

  • “Tuýt còi” quy định cấm dịch vụ đi chung xe Bộ Giao thông xây dựng
  • Thứ tư, 07/03/2018 - 19:31
  • Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Giao thông Vận tải bỏ quy định “đối với mỗi chuyến xe, đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký kết 1 hợp đồng” với lý do, quy định không hợp lý, cản trở doanh nghiệp kinh doanh vận tải kết hợp nhận vận chuyển nhiều nhóm khách trên một tuyến đường để tiết kiệm chi phí.


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn