Hàng loạt công trình chống ngập ở TP HCM sắp được 'giải cứu'

Thứ năm, 29/3/2018 | 09:30 GMT+7

Ngân hàng ADB dự tính cho thành phố vay 8.000 tỷ để làm nhiều công trình chống ngập, xử lý nước thải đang "chết đứng" do WB cắt tài trợ.

Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP HCM cho biết, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) sẵn sàng xem xét đầu tư dự án cải thiện hệ thống thoát nước mưa và nước thải, bao gồm lưu vực Tham Lương - Bến Cát và lưu vực Tây Sài Gòn.

Trong đó, ADB đề xuất ưu tiên tài trợ giai đoạn một (năm 2019) cho lưu vực Tham Lương - Bến Cát với các hạng mục: cống kiểm soát triều Vàm Thuật, Nước Lên, hệ thống cống bao quận Gò Vấp và hệ thống thu gom nước mưa, nước thải ở quận 12, Gò Vấp cũng như một đoạn kè từ cầu Tham Lương đến sông Sài Gòn.

Tổng giá trị thực hiện các hạng mục này ước tính khoảng 350 triệu USD (tương đương 8.000 tỷ đồng).

Nhiều công trình thoát chống ngập, thoát nước quy mô lớn tại TP HCM sắp được giải cứu. Ảnh: Hữu Nguyên

Nhiều công trình thoát chống ngập, thoát nước quy mô lớn tại TP HCM sắp được "giải cứu". Ảnh: Hữu Nguyên.

Trung tâm chống ngập kiến nghị UBND thành phố sớm phản hồi ADB cũng như chỉ đạo các đơn vị liên quan chuẩn bị hồ sơ thủ tục theo quy định để có thể tiếp cận nguồn vốn.

Trước đó, do một số khác biệt trong vấn đề giải quyết đền bù, giải tỏa, tháng 6/2017 Ngân hàng thế giới (WB) và UBND TP HCM đã thống nhất dừng gói tài trợ 400 triệu USD cho một số dự án chống ngập, cải thiện môi trường trên địa bàn. Hệ quả là một số dự án đang triển khai giữa chừng bị ngừng thi công, nhiều dự án khác bị chậm tiến độ.

Một trong số đó là dự án Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên. Dự án này được kỳ vọng làm thay đổi bộ mặt đô thị, góp phần cải thiện đời sống, môi trường cho khoảng 2 triệu người trong lưu vực rộng gần 15.000 ha của 8 quận, huyện.

Dự án cải tạo kênh Hy Vọng giúp thoát nước hướng Bắc cho sân bay Tân Sơn Nhất cũng bị ảnh hưởng vì việc cắt vốn của Ngân hàng thế giới. Ngoài ra, hạng mục xây tuyến cống bao cho nhà máy xử lý nước thải Tham Lương - Bến Cát (công suất 130.000 m3 mỗi ngày đêm) cũng chưa thực hiện được trong khi nhà máy đã hoàn thành từ tháng 10 năm ngoái.

Hữu Nguyên



Tin tức liên quan

  • Thời trang là thủ phạm thứ 2 gây ô nhiễm nguồn nước
  • 08/04/2018 10:59 GMT+7
  • TTO - Ngành công nghiệp thời trang là ngành công nghiệp thứ hai trên thế gây ô nhiễm nguồn nước. Mỗi năm trên thế giới lãng phí đến 500 tỉ USD cho những sản phẩm thời trang không bao giờ được bán hay sử dụng...

  • Làm rõ việc TPHCM trả trước cho chủ đầu tư bãi rác Đa Phước 9 triệu USD
  • Thứ năm, 05/04/2018 - 09:13
  • Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan xem xét mức độ sai phạm trong việc TPHCM trả trước cho nhà đầu tư Dự án Bãi xử lý chất thải rắn Đa Phước 9 triệu USD và kiến nghị biện pháp xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật.

  • Thanh tra công tác quy hoạch, sử dụng đất tại Kiên Giang
  • Thứ ba, 03/04/2018 - 03:00
  • Chiều 2/4, Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Thời kỳ thanh tra từ 1/1/2011 đến 31/12/2017.


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn