Luật sư phân tích vụ cấp “sổ đỏ” trái luật hơn 20 năm chưa được giải quyết tại Cà Mau!

Thứ ba, 19/06/2018 - 08:01

Liên quan đến vụ “Một vụ cấp sổ đỏ trái pháp luật hơn 20 năm chưa được giải quyết” xảy ra tại huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau), Luật sư Hồ Nguyên Lễ nhận định, bà Lê Hồng Thấm kiện ông Nguyễn Văn Lịnh là đúng. Việc tòa án bác đơn kiện của bà Thấm là trái luật.

Vi phạm Luật Đất đai quy định

Theo luật sư Hồ Nguyên Lễ (Trưởng văn phòng Luật sư Tín Nghĩa, Đoàn Luật sư TPHCM), ngày 28/7/1988, bà Lê Hồng Thấm cùng ông Nguyễn Văn Sao, bà Nguyễn Thị Kim ký tờ giao kèo sang nhượng đất vườn (có chứng kiến của ông Nguyễn Văn Lịnh, ông Kính, ông Thành, bà Tư Quan) lô đất tại ấp 3, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, tỉnh Minh Hải (nay là Cà Mau), diện tích là 1.296 m2, có xác định tứ cận, có công an viên và UBND thị trấn Thới Bình xác nhận.

Tờ giao kèo năm 1989 giữa ông Nguyễn Văn Sao và bà Lê Hồng Thấm.

Tờ giao kèo năm 1989 giữa ông Nguyễn Văn Sao và bà Lê Hồng Thấm.

Ông Nguyễn Văn Lịnh xác định, ông có quyền thừa kế và hưởng quyền sử dụng đất (QSDĐ) do ông Nguyễn Văn Huê là ông nội để lại. Tuy nhiên, theo hồ sơ vụ án thì không có chứng cứ ông Huê để lại di chúc hoặc hợp đồng tặng cho cho ông Lịnh.

Ông Lịnh có trình bày Hợp đồng cho thuê đất làm lò gạch, trong đó thể hiện sau khi hết hạn thuê đất thì ông Lịnh có quyền quản lý đất, nhưng đó không phải là văn bản di chúc hoặc hợp đồng tặng cho theo đúng hình thức pháp luật quy định. “Vì vậy, cần phải xử lý theo quy định thừa kế theo pháp luật”, Luật sư Lễ nêu quan điểm.

Theo Pháp lệnh quy định quyền thừa kế của công dân năm 1990, Điều 25: Những người thừa kế theo pháp luật: - a) Hàng thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.- b) Hàng thứ hai: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết.- c) Hàng thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

Theo hồ sơ vụ án, ngày 30/12/2002, TAND huyện Thới Bình đã xác minh lời trình bày của ông Nguyễn Văn Sao: Đất tranh chấp là của ông Sao đã thống nhất với thân tộc bán cho bà Thấm theo tờ giao kèo ngày 28/7/1988 nên bà Thấm có quyền sử dụng. Đồng thời, lô đất tranh chấp cũng do cha mẹ ông Sao và ông Huê để lại nên ông Sao cũng được hưởng thừa kế theo hàng thứ 1.

Trường hợp, nếu các con ông Huê không có tranh chấp về thừa kế và cũng không có ý kiến gì về việc thừa kế thì theo hàng thừa kế thứ nhất, ông Sao là anh em ruột của ông Huê sẽ nhận thừa kế theo hàng thứ 2 mà pháp luật đã quy định.

Đối với ông Lịnh là cháu nội của ông Huê không thuộc hàng thừa kế thứ 1, 2 nên chưa đến phần ông Lịnh được hưởng thừa kế của ông Huê để lại. Mặt khác, tại tờ giao kèo ngày 28/7/1988 thì ông Sao ký giao chuyển nhượng đất với bà Thấm có thống nhất với thân tộc như ông Cang, bà Kim và những người khác, có chứng kiến của những người đại diện chính quyền địa phương và có đóng dấu UBND thị trấn. Do đó, có cơ sở xác định bà Thấm nhận chuyển nhượng QSDĐ từ ông Sao là hợp lệ và có QSDĐ hợp pháp.

Ông Nguyễn Văn Sao có lời trình bày năm 2002: “Phần đất này là của tôi nên tôi yêu cầu tòa án căn cứ vào tờ giao kèo (biên nhận chuyển nhượng đất-PV) lập ngày 28/7/1988 có sự thống nhất của thân tộc để bảo vệ quyền lợi cho anh 6 Vân (đại diện phía bà Thấm-PV). Lời trình bày trên là sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Ông Nguyễn Văn Sao có lời trình bày năm 2002: “Phần đất này là của tôi nên tôi yêu cầu tòa án căn cứ vào tờ giao kèo (biên nhận chuyển nhượng đất-PV) lập ngày 28/7/1988 có sự thống nhất của thân tộc để bảo vệ quyền lợi cho anh 6 Vân (đại diện phía bà Thấm-PV). Lời trình bày trên là sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Tòa án cấp sơ thẩm xác định ông Lịnh không phải là bị đơn, mà ông Sao mới chính là bị đơn để bà Thấm khởi kiện. Sau khi bà Thấm ký tờ giao kèo chuyển nhượng QSDĐ ngày 28/7/1988 thì ông Sao bàn giao rồi về Kiên Giang sinh sống, bà Thấm vào quản lý canh tác thì bị ông Lịnh và ông Kính cản trở không cho canh tác vì cho rằng đất này là thuộc về của các ông do ông nội là ông Huê để lại. Từ đó, dẫn đến tranh chấp từ năm 1988 và đến năm 2002 thì bà Thấm khởi kiện ông Lịnh và ông Kính ra tòa án để giải quyết. Nội dung này cũng được TAND huyện Thới Bình thụ lý và sau đó có quyết định số 05 đình chỉ vụ án, chuyển hồ sơ vụ kiện cho UBND huyện Thới Bình giải quyết từ năm 2003.

Vì vậy, cần xác định đối tượng tranh chấp QSDĐ của bà Thấm là tranh chấp với những người trực tiếp cản trở QSDĐ của bà Thấm. Bà Thấm đã nhận QSDĐ của ông Sao nên đã vào canh tác nhưng bị ông Lịnh và ông Kính cản trở nên bà Thấm mới tranh chấp QSDĐ với ông Lịnh và ông Kính. Do các ông Lịnh và ông Kính chiếm giữ QSDĐ đối với lô đất (đang tranh chấp) nên ông Lịnh đã đi kê khai và được cấp GCNQSDĐ vào ngày 15/3/1993.

Theo quy định của Luật Đất đai năm 1993 quy định tại Điều 2: 1- Người sử dụng đất ổn định, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét và cấp GCNQSDĐ. Nhưng thực tế lô đất ông Lịnh chiếm giữ đang bị tranh chấp (tức là không ổn định) vẫn được cấp GCNQSDĐ ngày 15/3/1993 là trái luật. Điều 30 - Không được chuyển QSDĐ trong những trường hợp sau đây: 3- Đất đang có tranh chấp. Nhưng thực tế ông Lịnh vẫn chuyển nhượng QSDĐ đang tranh chấp với nhiều người khác là vi phạm pháp luật của Luật Đất đai quy định.

Cần làm rõ trách nhiệm của UBND huyện Thới Bình

Theo Luật sư Hồ Nguyên Lễ, mặt khác, cũng cần làm rõ trách nhiệm của UBND huyện Thới Bình tại sao đã biết đất đang tranh chấp mà vẫn chấp nhận việc chuyển nhượng trái luật và thực hiện các thủ tục đăng bộ chuyển tên người sử dụng đất trái luật đất đai quy định.

Cũng cần làm rõ thêm là GCNQSDĐ của ông Lịnh được cấp 1993 có những sai trái pháp luật. Người ký giấy là ông Lê Thành Công vào ngày 15/3/1993 thì thời điểm này ông Công không phải là Chủ tịch UBND huyện Thới Bình. Từ đầu năm 1990 -1991, ông Công giữ chức vụ Chủ tịch huyện Thới Bình, nhưng đến ngày 12/10/1991 thì ông Công chuyển công tác về làm Phó Chủ tịch Trọng tài kinh tế tỉnh Minh Hải.

Năm 1991, ông Lê Thành Công đã được điều về tỉnh. Tuy nhiên, năm 1993 lại có tên ông này ký vào sổ đỏ cấp cho ông Lịnh là điều bất thường.

Năm 1991, ông Lê Thành Công đã được điều về tỉnh. Tuy nhiên, năm 1993 lại có tên ông này ký vào sổ đỏ cấp cho ông Lịnh là điều bất thường.

Ngày 30/11/2016, Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Thới Bình có công văn số 239 trả lời công văn 66 của TAND huyện Thới Bình: Việc cấp cho ông Lịnh GCNQSDĐ theo Quyết định 488 ngày 28/11/1989 là đúng quy định pháp luật. Đây cũng là văn bản mà tòa án cấp sơ thẩm xác định việc cấp giấy cho ông Lịnh là đúng pháp luật. Ông Công khẳng định, các sổ đỏ cấp cho ông Lịnh là khống. Trong khi Phòng TN&MT lại xác định do ông Công đã ký trước từ ngày 28/11/1989, nhưng điều đáng nói thời điểm 28/11/1989 thì ông Công chưa phải là Chủ tịch UBND huyện Thới Bình.

"Như vậy, đủ cơ sở xác định rằng GCNQSDĐ mà UBND huyện Thới Bình cấp cho ông Lịnh vào ngày 15/3/1993 đã bị ai đó ký khống vào", Luật sư Lễ nhận định.

Sổ đỏ cấp cho ông Nguyễn Văn Lịnh được ký năm 1993. Thời điểm này, ông Lê Thành Công đã chuyển về tỉnh 2 năm trước đó. Ông Công cũng có yêu cầu làm rõ việc ký sổ đỏ này.

Sổ đỏ cấp cho ông Nguyễn Văn Lịnh được ký năm 1993. Thời điểm này, ông Lê Thành Công đã chuyển về tỉnh 2 năm trước đó. Ông Công cũng có yêu cầu làm rõ việc ký sổ đỏ này.

Theo quy định pháp luật thì tại Luật Đất đai năm 1993, Điều 24 về thẩm quyền giao đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp được quy định như sau: 1- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao đất cho các tổ chức; 2- UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao đất cho các hộ gia đình và cá nhân. Do ông Lê Thành Công không phải là đại diện của UBND huyện Thới Bình thì không có quyền ký GCNQSDĐ theo thẩm quyền mà pháp luật quy định tại thời điểm ngày 15/3/1993.

Do GCNQSDĐ của ông Lịnh bị cấp sai luật, không có giá trị pháp lý để sử dụng nhưng đã không bị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ nên ông Lịnh đã tiếp tục sử dụng chuyển nhượng cho nhiều người khác là sai luật chồng tiếp sai luật. "Như vậy, đủ cơ sở xác định rằng bị đơn mà bà Thấm kiện là ông Lịnh là đúng chứ không phải là ông Sao như tòa án cấp sơ thẩm đã nhận định. Việc tòa án cấp sơ thẩm bác đơn kiện của bà Thấm là trái luật", Luật sư Hồ Nguyên Lễ nêu quan điểm.

Bà Lê Hồng Thắm mòn mỏi mấy chục năm đi tìm quyền lợi của mình.

Bà Lê Hồng Thắm mòn mỏi mấy chục năm đi tìm quyền lợi của mình.

Như Dân trí đã phản ánh, theo hồ sơ, năm 1988, gia đình bà Lê Hồng Thấm có sang nhượng lại từ phía ông Nguyễn Văn Sao (người đại diện thân tộc đứng ra bán đất cho phía bà Thấm) phần đất 1.296 m2. Giấy tờ sang nhượng có sự chứng kiến và xác nhận của chính quyền địa phương lúc bấy giờ (giấy giao kèo ngày 28/7/1988). Kể từ khi sang nhượng, phía bà Thấm liên tiếp canh tác và cải tạo phần đất này.

Sau đó vài năm, ông Nguyễn Văn Lịnh (một người trong thân tộc của ông Sao) nhảy vào ngăn cản và tranh chấp với phía bà Thấm phần đất này. Vụ tranh chấp được đưa ra chính quyền địa phương giải quyết từ khoảng năm 1996.

Trong quá trình giải quyết, phía bà Lê Hồng Thấm phát hiện ông Nguyễn Văn Lịnh đã được UBND huyện Thới Bình cấp “sổ đỏ” phần đất đang tranh chấp này vào năm 1993.

Điều đáng nói, chữ ký trong “sổ đỏ” cấp năm 1993 là của ông Lê Văn Miễn (Chủ tịch huyện Thới Bình giai đoạn từ năm 1989-1992), người đã được điều chuyển về tỉnh từ năm 1991. Do đó, việc trong “sổ đỏ” có chữ ký của Chủ tịch huyện đã rời địa phương hơn 2 năm trước là không đúng quy định.

Phía bà Thấm liên tiếp khiếu nại đến các cơ quan chức năng, trong đó có UBND huyện Thới Bình, vì việc cấp “sổ đỏ” nói trên cho ông Nguyễn Văn Lịnh trái pháp luật, nhưng không được cơ quan nào giải quyết.

Huỳnh Hải



Tin tức liên quan


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn