Lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Người dân được lợi?

04/11/2019 12:43

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa gửi tới các đại biểu Quốc hội báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ về đề nghị Quốc hội cho lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước.

Lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản:  Người dân được lợi? - Ảnh 1.

Lùi thời hạn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, người dùng điện, nước sẽ không phải nộp thêm khoản tiền trên. Trong ảnh: tại một nhà máy thủy điện phía Nam - Ảnh: TRUNG HÀ

Có 45/47 ý kiến của các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ thống nhất với đề nghị của Chính phủ về việc cho lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước để vừa tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vừa tạo điều kiện cho người dân.

Trước đó, Chính phủ có tờ trình gửi Quốc hội nhấn mạnh tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước là khoản thu thêm nhằm yêu cầu tổ chức, cá nhân nâng cao trách nhiệm trong khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí khoáng sản, tài nguyên nước.

Tuy nhiên, nghị định 203 hướng dẫn phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản ban hành vào tháng 11-2013, chậm 3 năm so với thời điểm Luật khoáng sản ra đời. Nghị định 82 quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được ban hành vào tháng 7-2017, chậm 5 năm so với Luật tài nguyên nước.

Bộ Tài nguyên - môi trường ước tính tổng số phí dự kiến phải thu trong khoảng thời gian chậm ban hành các nghị định thu phí là khoảng 5.000 tỉ đồng.

Trong đó có khoảng 2.800 tỉ đồng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khoảng 2.200 tỉ đồng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Với 2.800 tỉ đồng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, Bộ Tài nguyên - môi trường cho biết trong số gần 5.000 giấy phép khai thác khoáng sản được cấp phép giai đoạn 2011-2013, 80% giấy phép có thời hạn khai thác dưới 5 năm, được thu 1 lần sau khi nghị định 203 có hiệu lực.

Còn khoảng 12% số giấy phép có thời hạn trên 5 năm, được cấp phép trong giai đoạn này phải mất 1-3 năm để xây dựng cơ bản mỏ nên chưa có sản lượng khai thác.

Do vậy, trữ lượng để tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản hầu như còn nguyên tại thời điểm nghị định 203 có hiệu lực.

Như vậy, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản giai đoạn nêu trên khoảng 2.800 tỉ là con số dự tính, sau khi nghị định 203 có hiệu lực thì đã được thực hiện, trong đó có trên 90% số tiền dự tính đã được thu sau năm 2013.

Đối với tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước khoảng 2.200 tỉ đồng, Luật tài nguyên nước quy định việc nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước nhưng để thực hiện thu được thì phải có nghị định hướng dẫn.

Nghị định số 82 hướng dẫn phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước quy định không hồi tố, không tính toán xác định số tiền truy thu.

Do đó, số tiền ước tính khoảng 2.200 tỉ đồng được tính toán sơ bộ trên cơ sở áp dụng các quy định của nghị định để tính ngược trở lại trước. Đây thực chất chưa phải khoản thu ngân sách đã được xác định.

Về việc chậm ban hành nghị định 203 và nghị định 82, theo Bộ Tài nguyên - môi trường là không có lợi ích nhóm. Bộ này cho hay phải chờ lấy ý kiến của nhiều bộ, ngành, UBND các địa phương...

Riêng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định được hạch toán vào giá thành sản xuất, chủ yếu được tính vào giá điện, giá nước. Thực chất các nhà máy điện, nhà máy nước chỉ thu hộ từ người dùng điện.

Do đó, nếu Quốc hội đồng ý cho lùi thời hạn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, người dùng điện, dùng nước sẽ không phải nộp thêm khoản tiền nêu trên, chứ không phải các nhà máy điện, nhà máy nước được miễn.

 

TTO - UBND TP.HCM vừa báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn TP.

B.NGỌC



Tin tức liên quan

  • Bắt hàng chục đối tượng khai thác khoáng sản trái phép ở Phú Quốc
  • Thứ tư, 06/06/2018 - 13:41
  • Từ đầu năm đến nay, lực lượng công an đã phát hiện và bắt, xử lý 77 vụ, 83 đối tượng, tạm giữ 78 ô tô tải, 02 xe cuốc và nhiều dụng cụ khai thác khoáng sản; phạt tiền gần 300 triệu đồng đối với các trường hợp mua bán, khai thác khoáng sản trái phép.

  • Tài nguyên đất đang bị khai thác vô tội vạ tại Sóc Trăng!
  • Thứ bảy, 05/05/2018 - 06:17
  • Nhiều năm qua, tình trạng khai thác vô tội vạ lớp đất mặt của đất trồng lúa hoặc bờ kênh để san lấp mặt bằng các công trình xây dựng, làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng ở tỉnh Sóc Trăng đã trở thành vấn đề “nóng” được dư luận quan tâm. Thậm chí, các cơ quan chức năng của các địa phương cũng đã có nhiều văn bản cũng như kiểm tra, xử lý nhưng tình trạng này không giảm.

  • Hội Nhà báo Khánh Hòa lên tiếng vụ 2 nhà báo bị hành hung
  • 13/03/2018 14:45 GMT+7
  • TTO - Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa đề nghị Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa sớm có ý kiến chỉ đạo làm rõ vụ việc, xác minh các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, xử lý theo quy định của pháp luật.


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn