Người dân An Giang đóng góp trên 1.477 tỉ đồng xây dựng nông thôn mới

30/09/2019 14:51

Ngày 30-9, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ghi nhận trong 10 năm qua cho thấy, địa phương này đã đóng góp tiền, vật chất trị giá trên 1.477 tỉ đồng.

 

Người dân An Giang đóng góp trên 1.477 tỉ đồng xây dựng nông thôn mới - Ảnh 1.

Các sở, ngành và địa phương ký kết giao ước thi đua xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 - Ảnh: BỬU ĐẤU

Số liệu trên được ông Nguyễn Sỹ Lâm - giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang - công bố tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2020. 

Theo đó, đến nay toàn tỉnh có 54/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới và dự kiến đến cuối năm 2019 sẽ nâng lên 61 xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành chương trình sớm hơn 1 năm so kế hoạch. 

Đến cuối năm 2018, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đạt 40,7 triệu đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2010. Tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 9,28% xuống còn 3,67% (theo chuẩn đa chiều). Từ năm 2010 - 2019, tổng nguồn vốn huy động thực hiện nông thôn mới ở tỉnh hơn 14.788 tỉ đồng.

Người dân An Giang đóng góp trên 1.477 tỉ đồng xây dựng nông thôn mới - Ảnh 2.

Bà Võ Thị Ánh Xuân - bí thư Tỉnh ủy An Giang - trao tặng bằng khen và kỷ niệm chương cho nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc qua 10 năm xây dựng nông thôn mới - Ảnh: BỬU ĐẤU

Đặc biệt, giai đoạn này đã huy động nhân dân đóng góp thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là 1.477 tỉ đồng gồm tiền mặt, đóng góp ngày công lao động làm công trình cầu nông thôn, cất nhà tình nghĩa và hiến đất ở, đất sản xuất nhằm phục vụ các công trình nông thôn mới trị giá trên 924 tỉ đồng. 

Hiện nay, giao thông nông thôn thông suốt, trường học, trạm y tế, chợ được đầu tư khang trang, bộ mặt nông thôn thay đổi căn bản, toàn diện.

Giai đoạn năm 2021- 2025, tỉnh An Giang sẽ phấn đấu có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới, thêm 2 huyện hoàn thành chương trình nông thôn mới.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Bình - chủ tịch UBND tỉnh An Giang - cho rằng tới đây việc xây dựng nông thôn mới cần đánh giá đúng tiềm năng, sức mạnh của người dân, lắng nghe những hiến kế của dân; phát huy tối đa việc huy động nguồn lực xã hội hóa, trong dân, mạnh thường quân, doanh nghiệp… phải khéo léo, hợp lý, bàn bạc cụ thể, đảm bảo công khai minh bạch, không quá sức dân. 

"Ngoài ra, phát triển nông thôn mới cần gắn với khai thác thế mạnh của từng địa phương như du lịch sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, chương trình mỗi xã một sản phẩm, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn ngày càng phát triển", ông Bình nói.

 

BỬU ĐẤU



Tin tức liên quan

  • Các xã duy trì, nâng chất tiêu chí nông thôn mới đạt tỷ lệ cao
  • Thứ tư, 12/12/2018 - 07:09
  • Tính đến tháng 11 toàn tỉnh An Giang có 45/119 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn “xã nông thôn mới”. Và sau một năm triển khai chương trình duy trì, nâng chất tiêu chí, chỉ tiêu xã nông thôn mới, đến nay Tỉnh An Giang có 33 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới giai đoạn 2011 -2017.

  • Phó Thủ tướng ký công nhận huyện đạt nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Bắc Giang
  • Thứ năm, 08/11/2018 - 14:29
  • Sáng 8/11, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ chính thức ký công nhận huyện Việt Yên (Bắc Giang) đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2018. Đáng chú ý, đây là địa phương tiêu biểu mới được chọn thí điểm nhất thể hoá hai chức danh bí thư, chủ tịch tại Bắc Giang.

  • Bộ KH&CN chưa xử lý cán bộ sai phạm ở chương trình nông thôn và miền núi
  • Thứ tư, 23/05/2018 - 08:24
  • Trao đổi với Dân trí, một cán bộ Thanh tra của Bộ KH&CN cho biết, đơn vị đã gửi kết luận về những sai phạm ở Sở KH&CN Trà Vinh khá lâu nhưng đến nay lãnh đạo Bộ vẫn chưa ký ban hành kết luận. Tuy nhiên, tinh thần đã được thông qua đó là làm rõ trách nhiệm để xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm.


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn