'Nhồi nhét' xác suất thống kê cho học sinh lớp 2

Thứ hai, 11/11/2019, 11:55 (GMT+7)

Trong vài năm đầu, xác suất thống kê sẽ rất nhẹ nhàng, nhưng sẽ ngày càng khó để phục vụ thi cử.

Tôi là tác giả của bài "12 năm học sinh Việt phải giải toán quá nhiều". Xác suất thống kê là môn học phát triển tư duy logic rất hiệu quả và bản thân tôi đã học ở đại học. Nhưng tôi không ủng hộ việc đưa xác suất thống kê vào dạy ở lớp 2, trong khi vẫn còn các nhược điểm của giáo dục trong giảng dạy và ra đề.

Tôi thấy khi chúng ta đưa một nội dung toán vào dạy phổ thông thì sau thời gian vài năm, chục năm nó sẽ biến tấu ra rất nhiều dạng toán và nâng lên mức khó nhất có thể.

Dường như có một cuộc đua ngầm giữa những người ra đề trong việc đưa ra các dạng mới, thử thách hơn, chọn lọc hơn. Vì thế lấy gì đảm bảo rằng môn xác suất thống kê ở tiểu học sẽ không bị nâng lên thành môn học đánh đố học sinh với cách dạy và ra đề như hiện nay, xa rời bản chất tốt đẹp của xác suất thống kê?

Trong vài năm đầu xác suất thống kê sẽ rất nhẹ nhàng, mang tính giới thiệu, nhưng vài năm sau những người làm giáo dục lại thấy cần phải ra đề đổi mới, thử thách, thành ra đề khó hơn để phân loại học sinh và phục vụ cho thi cử. Chúng ta rất hay tranh đua thành tích theo kiểu ấy.

Vô hình trung, con em chúng ta phải chịu nhồi nhét. Thiết nghĩ, thay vì tranh cãi có nên đưa xác suất thống kê vào hay không, thì phải thay đổi cách dạy học và ra đề đi đã.



Tin tức liên quan

  • Dạy học trực tuyến và nỗi lo rớt mạng, chập chờn
  • 04/09/2021 14:39
  • Năm học mới, các trường phổ thông ở TP.HCM dạy học trực tuyến với nhiều phần mềm khác nhau. Ngoài nỗi lo về máy tính, còn có một nỗi lo khác thường trực là 'bị out' (rớt mạng) khi học trực tuyến.

  • "Bé tí, mờ mờ, không ai nghĩ đường lưỡi bò"
  • 04/11/2019 06:15
  • Ông Bùi Văn Thanh - chủ nhiệm khoa tiếng Trung - tiếng Nhật Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội chia sẻ khi mang cuốn giáo trình này về thấy "bé tí, mờ mờ" nên không ai nghĩ đó là "đường lưỡi bò".


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn