27/10/2020 09:09
Theo quy định, khách đến nơi công cộng - như Bến xe Miền Đông - phải đeo khẩu trang - Ảnh: N.PHƯỢNG
Theo dự thảo này, các địa điểm công cộng sẽ bắt buộc đeo khẩu trang là nhà ga, bến tàu xe, siêu thị… Người có mặt tại các địa điểm công cộng này sẽ thuộc nhóm bắt buộc đeo khẩu trang.
Sau khi hướng dẫn hoàn tất, Bộ Y tế sẽ gửi hướng dẫn cho các tỉnh thành để địa phương tùy tình hình cụ thể và quyết định thời gian, địa điểm công cộng bắt buộc đeo khẩu trang.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng ở Hà Nội và TP.HCM nhằm phòng ngừa dịch bệnh. Đây là hai địa phương đầu mối giao thông và có mật độ dân số lớn nhất cả nước, nguy cơ dịch quay lại là rất lớn.
Sau khi có quy định bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng, người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính 1-3 triệu đồng, theo hướng dẫn mới trong nghị định 117 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế của Chính phủ có hiệu lực thực hiện từ tháng 11 tới (mức phạt cũ là 100.000-300.000 đồng).
L.ANH
Chỉ từ một thông tin “hóng hớt”, hai Facebooker ở Quảng Bình không kiểm chứng đã đăng lên trang cá nhân rằng huyện Lệ Thủy có cả trăm người chết vì lũ lụt. Cả hai vừa bị xử phạt hành chính vì đăng tin sai sự thật.
Để đối phó với biện pháp dán thông báo phạt nguội lên kính xe, nhiều tài xế đã dùng cách đỗ xe bên lề đường, vẫn để xe nổ máy và bật đèn cảnh báo nguy hiểm rồi ung dung vào các nhà hàng, quán xá ăn sáng, cà phê.
Từ huyện Cẩm Giàng, Hải Dương về quê ăn tết nhưng một cô gái ở Nghệ An lại khai báo đi từ Hưng Yên để tránh cách ly phòng dịch COVID-19.
Một người dân ở quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng tự ý câu móc điện trái phép đã bị ngành điện bắt quả tang. Hành vi trên đã bị cơ quan chức năng xử phạt lên đến 2 triệu đồng, dù giá trị của việc câu trộm điện chỉ 60.000 đồng.
Cô gái trẻ đã đăng tải, chia sẻ thông tin “một vợ được lấy nhiều chồng để giải quyết tình trạng dư thừa nam giới” lên mạng xã hội và bị xử phạt 5 triệu đồng.