'Sinh viên chỉ chạy xe ôm bằng 1/2 người lao động'

Thứ ba, 7/1/2020, 11:47 (GMT+7)

Thử hỏi bao nhiêu sinh viên đi làm thêm để trang trải chi phí học tập và sinh hoạt, hay chỉ để rủng rỉnh tiêu xài, sắm điện thoại mới.

Đồng tình với quan điểm 'Nên luật hóa số giờ làm thêm của sinh viên', nhiều độc giả VnExpress cho rằng, quy định này là cần thiết để đảm bảo sinh viên không mải kiếm tiền mà bỏ bê việc học:

Tôi là giảng viên của một trường đại học và tôi ủng hộ việc luật hóa giờ làm thêm của sinh viên. Nhiều sinh viên của tôi mải đi làm thêm còn hơn đi học, lên lớp chỉ ngủ. Mục đích kiếm tiền của các em không phải để giúp đỡ gia đình hay trả học phí mà chỉ để thỏa mãn chi tiêu cá nhân.

Tu Tuan Truong

Tôi ủng hộ và khuyến khích sinh viên làm thêm, nhưng:

1. Làm thêm vì nhu cầu kiếm tiền: Nếu làm thêm để có tiền trang trải nhu cầu tối thiểu của sinh viên thì hoàn toàn chính đáng. Còn nếu làm thêm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống sinh viên thì cần xem lại (để có tiền nhậu, sắm sửa đồ dùng cho bằng bạn bằng bè....).

2. Làm thêm để tích lũy kinh nghiệm: Rất đúng và rất cần thiết, vậy hãy chọn công việc nào cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm. Thêm nữa, bạn học ngành gì và định làm gì thì sẽ biết cần tích lũy kinh nghiệm gì? Nghề chạy xe dịch vụ có cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm cho cuộc sống không?

3. Làm thêm khi bạn hoàn thành việc học tập ở trường: Hoàn thành yêu cầu môn học chứ không phải chi thi qua môn. Nếu bạn chưa hoàn thành môn học thì hãy chấp nhận sống kham khổ chút và tập trung cho việc học hành.

Chính Văn Nguyễn

Sinh viên có xe máy là gia đình có đủ điều kiện lo cho tiền ăn học rồi. Chạy Grab chỉ là tiền chi tiêu cá nhân. Có cuốc xe chạy là bỏ học liền. Với tư tưởng ra trường lương thấp, không tư do thì tốt nhất không nên học đại học và xác định ngành tự do mà làm. Học kế toán, tài chính, ngân hàng, quản lý doanh nghiệp... cũng chạy xe ôm thì trau dồi kiến thức ngành ở đâu? Làm quán cà phê, quán ăn ít ra còn có kinh nghiệm về thời gian, sức ép và áp lực. Chứ chưa học đã chê không xin được việc với lương thấp thì xác định nghỉ luôn. Để ý mấy bạn chạy xe ôm toàn xe mới, cũng 15 - 20 triệu đồng. Còn làm vì ăn học cũng có, nhưng rất ít.

Nguyen quang

Tôi nghĩ nếu đang làm sinh viên, nghĩa là bạn đang theo một nghề (nghề đi học) thì phải đảm bảo sức khỏe và thời gian để theo học. Các nước phát triển có quy định hết. Ngoài ra, việc sinh viên lên lớp ngủ vì đi làm mệt không liên quan gì đến cách giảng dạy cả. Nhiều bạn sinh viên còn không xuất hiện bất cứ buổi học nào, họ còn không biết mặt thầy luôn chứ đừng nói dạy hay hay dở.

Nguyễn Hưng

Tôi hoàn toàn ủng hộ việc luật hóa giờ làm thêm. Sinh viên có nhiệm vụ chính là học, chứ không phải kiếm tiền. Chất lượng sinh viên Việt Nam bình quân hiện tại khá kém so với thế giới. Thế nên không học tập trau dồi nhiều hơn, thì sao phát triển? Còn các bạn bảo cần tiền trang trải học phí, sinh hoạt phí, thì cứ việc đi vay ngân hàng, như các quốc gia khác. Xong ra trường đi làm rồi trả nợ sau.

KA1211

Hạn chế số giờ là đúng. Ví dụ chỉ 24h/ tuần, bằng 1/2 so với người lao động bình thường. Sinh viên chủ yếu làm thêm các việc chân tay sẽ khá tốn sức, ảnh hưởng đến học tập. Thêm nữa, thử hỏi bao nhiêu bạn sinh viên thực sự đi làm thêm là để trang trải chi phí cho việc học tập và sinh hoạt? Bao nhiêu bạn làm thêm mục đích là để rủng rỉnh tiêu xài hơn, vì những cốc trà chanh hay chiếc điện thoại mới?

Ivanhanu

Xưa sinh viên cũng làm thêm, toàn làm gia sư, bồi bàn. Nay có thêm xe ôm công nghệ, một số sinh viên chạy xe suốt ngày vì mải cày tiền. Tháng chăm cũng được tầm chục triệu, nên họ rất ham. Đang đi học mà có chục triệu mỗi tháng thì đến mấy nhân viên văn phòng cũng còn chưa có được mức thu nhập đó. Tuy nhiên, việc học sẽ bị giảm sút, sau này có ra trường xin việc lương 6-7 triệu đồng họ sẽ không thèm làm, rồi sẽ lại chạy xe ôm công nghệ.

Phương Nguyễn Việt

 



Tin tức liên quan

  • Hơn 80% công nhân mong làm thêm giờ vì COVID-19
  • 12/10/2021 16:29
  • Đó là thông tin được Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu công bố tại Hội nghị về công tác phối hợp giữa Công đoàn Việt Nam và Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch chiều 12-10.

  • Làm thêm 400 giờ, vui hay buồn đây?
  • 20/05/2019 06:40
  • Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu chia sẻ về việc đồng tình nới rộng khung giờ làm thêm lên 400 giờ 'trong tâm trạng buồn. Bởi vì hiện nay thu nhập của người lao động rất thấp'.


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn