Sở TN&MT Bắc Giang làm gì để chặn nguy cơ tràn ngập phế liệu nhập khẩu?

Thứ năm, 09/08/2018 - 11:12

Trước thực tế doanh nghiệp được cấp phép nhập khẩu các loại phế liệu để tái chế gây ô nhiễm môi trường cùng với một số dự án có vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường kéo dài, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Bắc Giang đã trình lên UBND tỉnh này một số đề xuất để quyết liệt ngăn chặn tình trạng trở thành bãi rác phế liệu.

Ngày 04/7/2018, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Bắc Giang đã có công văn số 1574/TNMT-BVMT gửi UBND tỉnh Bắc Giang về việc đề nghị xem xét không tiếp nhận, cấp giấy chứng nhận chủ trương đầu tư mới đối với các dự án sản xuất hạt nhựa, các sản phẩm nhừa từ phế liệu nhập khẩu.

Đề xuất không chấp thuận các dự án mới về tái chế chất thải gây ô nhiễm môi trường!

Theo đó, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có một số dự án sản xuất hạt nhựa hoặc sản xuất các sản phẩm từ nhựa đang triển khai hoạt động trên địa bàn tỉnh; xét báo cáo của Chi cục bảo vệ môi trường tại tờ trình số 625/TTr-BVMT ngày 04/7/2018, ngoài lợi ích từ việc tái chế phế liệu là giảm lượng rác thải cần xử lý, tái chế chất thải thành nguyên liệu có ích, tạo được việc làm cho người lao động thì các cơ sở sản xuất hạt nhựa, các sản phẩm từ nhựa cũng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí và nước khu vực xung quanh; việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, tác động đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, một số dự án có vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường kéo dài như Công ty TNHH Khải Thần VN, Công ty TNHH Ánh Thảo…

Trong khi đó, gần đây trên địa bàn tỉnh có một số dự kiến đầu tư sản xuất, kinh doanh liên quan đến sản xuất các sản phẩm từ nhựa có xu hướng gia tăng (như dự án sản xuất nhựa và các sản phẩm từ nhựa của Công ty TNHH Khải Hồng VN, Công ty TNHH NSM HV…), đặc biệt gần đây có một số dự án sản xuất hạt nhựa có quy mô lớn, sử dụng phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất như: Dự án Nhà máy sản xuất hạt nhựa của Chi nhánh công ty TNHH TM&DV XNK Liên Minh (công suất 112.000 tấn/năm), Dự án cải tạo, nâng cấp nhà máy sản xuất, gia công và kinh doanh các sản phẩm từ nhựa của Công ty TNHH Sáng Nghĩa (công suất 400 tấn/ngày – tương đương 124.800 tấn/năm); Dự án Xưởng sản xuất, tái chế các sản phẩm từ nhựa của Công ty cổ phần Vinplas (công suất 900 tấn/năm)…

Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang báo cáo UBND tỉnh Bắc Giang.

Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang báo cáo UBND tỉnh Bắc Giang.

UBND tỉnh Bắc Giang giao Sở KH&ĐT xem xét đề nghị của Sở TN&MT Bắc Giang.

UBND tỉnh Bắc Giang giao Sở KH&ĐT xem xét đề nghị của Sở TN&MT Bắc Giang.

Theo thông tin phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ ngày 01/01/2018, Chính phủ Trung Quốc ban hành lệnh cấm nhập khẩu phế liệu nhựa, đồng nghĩa với việc quốc gia này nhập khẩu hạt nhựa nguyên liệu để sản xuất trong nước, như vậy, xu hướng phế liệu nhựa từ các nước sẽ có xu hướng nhập khẩu vào nước ta, trong đó có tỉnh Bắc Giang. Nếu như không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, làm gia tăng các hoạt động tái chế hạt nhựa quy mô lớn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

Với công nghệ sản xuất của các dự án tái chế phế liệu, sản xuất hạt nhựa khá là thủ công, đơn giản (chủ yếu là tái chế trực tiếp hoặc rửa qua nước, tái chế bằng máy gia nhiệt sau đó kéo thành sợi, cắt tạo hạt để xuất bán), dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, tiêu thụ năng lượng lớn mà lại sử dụng ít lao động (Nhà máy sản xuất hạt nhựa Liên Minh công suất 112.000 tấn/năm nhưng chỉ sử dụng 150 lao động, Nhà máy sản xuất, gia công các sản phẩm nhựa Sáng Nghĩa công suất 124.800 tấn/năm nhưng chỉ sử dụng 125 lao động).

Còn các dự án sản xuất hạt nhựa tiềm ẩn nguy cơ phát sinh chất thải thứ cấp cao, đặc biệt là những phế liệu nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung quốc. Theo quy định, QCVN 32:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu, trong đó quy định khối lượng tạp chất không vượt quá 2% khối lượng phế liệu.

Như vậy, với tỷ lệ lượng tạp chất kèm theo phế liệu khối lượng của 03 dự án sản xuất hạt nhựa từ phế liệu nhập khẩu mới đề xuất triển khai gần đây trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thì khối lượng tạp chất đi kèm khoảng 4.754 tấn/năm.

Mặt khác, lượng tạp chất đi kèm theo phế liệu này rất khó kiểm soát do nằm xen kẽ, rải rác trong khối phế liệu nên rất khó xác định thành phần, tính chất hóa lý của tạp chất, nguy cơ gây ô nhiễm tích đọng và phát tán qua thời gian là rất lớn.

Từ thực tế trên, Sở TNMT tỉnh Bắc Giang báo cáo và đề nghị UBND tỉnh xem xét ban hành văn bản chỉ đạo các ngành, cơ quan có liên quan và các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh không chấp thuận mới dự án sản xuất nhựa, các sản phẩm từ nhựa nguyên liệu là nhựa tái sinh, phế liệu nhựa nhập khẩu;

Sở TNMT Bắc Giang cũng đề nghị UBND tỉnh có văn bản đề xuất với Bộ TNMT hạn chế nhập khẩu phế liệu nhựa làm nguyên liệu sản xuất vào VN cũng như để tái chế trên địa bàn tỉnh.

Ngay sau đó, ngày 09/7/2018, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành công văn số 2230/UBND-ĐT truyền đạt ý kiến của Chủ tịch tỉnh gửi Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh về việc xem xét, đề xuất giải quyết đề nghị không tiếp nhận, cấp giấy chứng nhận chủ trương đầu tư mới đối với các dự án sản xuất hạt nhựa, các sản phẩm từ phế liệu nhập khẩu.

Xét đề nghị của Sở TNMT tại công văn số 1574/TNMT-BVMT ngày 04/7/2018 về việc không tiếp nhận, cấp giấy chứng nhận chủ trương đầu tư mới đối với các dự án sản xuất hạt nhựa, các sản phẩm từ phế liệu nhập khẩu, Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến:

Giao Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xem xét, nghiên cứu, đánh giá tổng thể tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh và các quy định liên quan để đề xuất giải quyết đề nghị của Sở TNMT.

Trong một diễn biến ở vụ việc khác, khi mà Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang chỉ ra một doanh nghiệp được Bộ TN&MT cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trong khi còn chưa lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo quy định, Tổng cục Môi trường lại cho rằng mình đã làm đúng quy định. Trong khi đó, luật sư lại bày tỏ quan điểm khác.

Tổng cục Môi trường cho rằng đã tham mưu, trình Bộ TN&MT cấp giấy xác nhận đúng quy định

Với tinh thần chủ động ứng phó với nguy cơ trở thành kho bãi phế liệu nhập khẩu, Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang đã có báo cáo số 1729/TNMT-BVMT do ông Vũ Văn Tưởng, Phó Giám đốc ký gửi Bộ TN&MT.

Báo cáo đề xuất hướng giải quyết và rất thẳng thắn chỉ ra một trường hợp doanh nghiệp cụ thể là Công ty TNHH sản xuất AC&T Vina được Bộ TN&MT cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trong khi doanh nghiệp này còn chưa lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo quy định trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Sau khi Báo Dân trí thông tin sự việc, ngày 4/8/2018, tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Môi trường đã đăng tải nội dung: Thông tin báo chí về việc cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho Công ty TNHH sản xuất AC&T Vina.

 

Tổng cục Môi trường viện dẫn quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường để làm căn cứ cho rằng việc cấp Giấy xác nhận cho Công ty TNHH sản xuất AC&T Vina trong khi khi doanh nghiệp này chưa lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường là đúng quy định.

Tổng cục Môi trường viện dẫn quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường để làm căn cứ cho rằng việc cấp Giấy xác nhận cho Công ty TNHH sản xuất AC&T Vina trong khi khi doanh nghiệp này chưa lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường là đúng quy định.

Theo đó, Tổng cục Môi trường cho rằng: “Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải có Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường mới được xem xét nhập khẩu. Những tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất mà cơ sở sản xuất đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp Giấy xác nhận”, Tổng cục Môi trường khẳng định.

Tổng cục Môi trường cũng cho rằng: “Theo Công ty TNHH sản xuất AC&T Vina đã được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2015 và được điều chỉnh chủ dự án, tên dự án và nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường này tại Quyết định số 332/QĐ-UBND ngày 01 tháng 6 năm 2018.

Tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận (tháng 4/2018), Công ty đã hoàn thành giai đoạn xây dựng, đã lắp đặt máy móc thiết bị sản xuất, công trình bảo vệ môi trường và đang trong quá trình vận hành thử nghiệm.

Việc cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho Công ty TNHH sản xuất AC&T là trường hợp được quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Theo đó, đây là trường hợp phế liệu lần đầu tiên được đề nghị nhập khẩu và công trình, thiết bị sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu đề nghị nhập khẩu chưa đi vào vận hành tại thời điểm đề nghị cấp giấy xác nhận. Theo quy định của Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT, đối với trường hợp này, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận, tổ chức, cá nhân phải nộp bổ sung báo cáo kết quả giám sát môi trường đối với các công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu cho cơ quan có thẩm quyền; trường hợp cần thiết, cơ quan cấp Giấy xác nhận tổ chức kiểm tra thực tế, lấy mẫu phân tích; trường hợp không đủ điều kiện theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hồi Giấy xác nhận theo quy định của pháp luật.

Sau khi Công ty TNHH sản xuất AC&T Vina đã khắc phục các tồn tại về điều kiện bảo vệ môi trường theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra của Tổng cục Môi trường, Công ty đã đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

Như vậy, căn cứ vào các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, việc Tổng cục Môi trường tham mưu, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận cho Công ty TNHH sản xuất AC&T Vina là đúng quy định”.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất quy định như thế nào?

Bày tỏ qua điểm về nội dung báo cáo của Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang và giải thích của Tổng cục Môi trường, luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nhận định: “Tôi cho rằng cần phải làm rạch ròi các nội dung ở đây. Sở TN&MT báo cáo về việc một doanh nghiệp được Bộ TN&MT cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trong khi còn chưa lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo quy định còn Tổng cục Môi trường lại lý giải một việc khác.

Không khó để làm rõ sự việc. Nếu theo báo cáo của Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang thì chỉ cần đối chiếu xem quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được yêu cầu như thế nào là mọi sự rõ ràng”.

Luật sư Diện cho rằng: “Tổng cục Môi trường viện dẫn quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường để làm căn cứ cho rằng việc cấp Giấy xác nhận cho Công ty TNHH sản xuất AC&T Vina trong khi khi doanh nghiệp này chưa lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường là đúng quy định.

Luật sư Vi Văn Diện cho rằng: Cần xem xét thực hiện đúng điều 4 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT quy định rất rõ hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Luật sư Vi Văn Diện cho rằng: Cần xem xét thực hiện đúng điều 4 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT quy định rất rõ hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Tuy nhiên, theo tôi viện dẫn này là chưa thỏa đáng bởi tại điều 4 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất quy định rất rõ hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Những quy định này, theo tôi là mang tính bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, tại điềm đ, điều 4 quy định rõ: “Một (01) trong các văn bản sau: Giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, dự án; Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương (nếu có)”.

Như vậy, Công ty TNHH sản xuất AC&T Vina bắt buộc phải có Giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, dự án hoặc các giấy tờ tương đương để được cấp giấy xác nhận chứ không phải không cần thiết”.

Thủ tướng vừa yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thanh tra toàn diện công tác cấp phép nhập khẩu phế liệu trong thời gian qua, xử lý nghiêm các cán bộ có liên quan, thu hồi giấy phép của các doanh nghiệp nếu phát hiện sai phạm.

Thủ tướng yêu cầu Bộ TN&MT phải rà soát lại toàn bộ giấy phép nhập khẩu phế liệu còn hạn ngạch. Trong thời gian tới, không cấp mới giấy phép nhập khẩu phế liệu đối với hoạt động ủy thác nhập khẩu; chỉ xem xét cấp mới giấy phép nhập khẩu phế liệu cho doanh nghiệp khi chứng minh được nhu cầu và năng lực sử dụng phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất.

Bộ TN&MT cũng được yêu cầu khẩn trương ban hành quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với toàn bộ mặt hàng phế liệu được phép nhập khẩu.

Anh Thế- Ngọc Hân



Tin tức liên quan

  • Lời kêu cứu từ những dòng sông đang bị “bức tử”
  • Thứ bảy, 11/08/2018 - 06:00
  • Bài 1 - Những “dòng sông chết”Cùng với sự phát triển kinh tế, nhất là việc xả thải sai quy định của nhiều khu công nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng hàng loạt dòng sông tại nhiều địa phương đã và đang bị bức tử. Thực trạng này đã và đang trực tiếp đe dọa đến đời sống của hàng triệu người dân cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn đối với sự phát triển bền vững của đất nước…

  • Sông Cầu đang “giãy chết”, người dân không thỉnh cầu phép màu!
  • Thứ hai, 13/08/2018 - 07:34
  • “Người dân không cần các cơ quan chức năng, đặc biệt là Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh giải cứu dòng sông... trên giấy mà cần những động thái cụ thể, quyết liệt trên thực tế… Đây mới là lời thỉnh cầu gan ruột từ người dân”, quan điểm của bạn đọc Dân trí.

  • TP.HCM đồng loạt tổng vệ sinh, xóa các điểm ô nhiễm rác
  • Thứ Tư, ngày 15/8/2018 - 09:23
  • (PLO)- Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn (gọi tắt là Chiến dịch) do nước Úc khởi xướng từ năm 1993 và được Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc phát động trên toàn cầu, tổ chức định kỳ vào tuần lễ thứ 3 của tháng 9 hàng năm.


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn