Tăng tuổi nghỉ hưu: Áp dụng trước ở khu vực hành chính

25/04/2018 10:38 GMT+7

TTO - "Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: nữ 60, nam 62" đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn đọc. Tuổi Trẻ Online giới thiệu thêm một số ý kiến xung quanh vấn đề này.

Tăng tuổi nghỉ hưu: Áp dụng trước ở khu vực hành chính - Ảnh 1.

Người dân ở Q.Tân Bình, TP.HCM làm thủ tục đăng ký nhận lương hưu tại Bảo hiểm xã hội TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu cần phải xem xét đến yếu tố sức khỏe, điều kiện môi trường làm việc của người lao động, phải tính toán đến các mặt kinh tế - xã hội khác nữa. Đây là bài toán cần cân nhắc kỹ, cả về vấn đề giải quyết việc làm mới và cân đối ngân sách nhà nước

Ông MAI ĐỨC CHÍNH

Tổ chức Lao động thế giới (ILO) đã khuyến cáo Việt Nam với các chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) như hiện hành thì đến năm 2021 thu không đủ chi trong năm và đến năm 2034 phần kết dư không còn, số chi lớn hơn rất nhiều so với số thu, quỹ mất cân đối.

Hiện nay, tỉ lệ bao phủ BHXH vẫn thấp so với các nước, nên quỹ BHXH vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối dài hạn, nhất là trong bối cảnh già hóa dân số, chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm.

Các chế độ BHXH cũng chưa đa dạng và linh hoạt, hồ sơ, thủ tục thực hiện BHXH chưa thuận lợi cho doanh nghiệp và người lao động...

Tại Việt Nam chỉ có bảo hiểm tự nguyện và bắt buộc, khống chế mức trần đóng, lại không có bảo hiểm hưu trí bổ sung để những người có nhu cầu, muốn hưởng lương hưu cao thì đóng thêm vào. Mà BHXH tự nguyện thu hút người đóng thấp quá.

Khu vực lao động phi kết cấu có tới 54 triệu người nhưng chỉ hơn 25% trong số này tham gia BHXH, vẫn còn 75% người lao động chưa tham gia.

24-4-mr-mai-duc-chinh-6(read-only)

Ông Mai Đức Chính

Việc nâng tuổi nghỉ hưu không phải là giải pháp tối ưu, nhưng có tác động đến cân đối quỹ BHXH. Một trong những mục đích tăng tuổi nghỉ hưu là để cân đối quỹ BHXH, cần tính toán kỹ hơn vì có thể được lợi cho quỹ BHXH nhưng sẽ bất lợi cho ngân sách nhà nước.

Có thể đơn cử như thế này: lương khởi điểm của sinh viên mới ra trường là 2,34, trong khi lương của người lao động đến tuổi nghỉ hưu ít nhất cũng hơn 6,0 (gấp gần 3 lần), nhưng chất lượng làm việc của người lao động đến tuổi nghỉ hưu chưa chắc đã bằng lớp trẻ khi tới đây chúng ta sẽ bước vào thời đại 4.0.

Ngân sách nhà nước phải trả tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba lần cho những cán bộ, công chức cao tuổi đó.

Quan điểm của chúng tôi là tăng tuổi nghỉ hưu phải tính toán lộ trình, nên ưu tiên nhóm có trình độ cao và tăng ở khu vực hành chính sự nghiệp trước. Cán bộ, công chức sẽ dễ dàng hơn trong việc tăng tuổi nghỉ hưu vì cần sử dụng lao động có kinh nghiệm, chất xám.

Tuy nhiên, cũng phải tính tới yếu tố chỉ cần một bộ phận nhỏ, chứ không phải tất cả cán bộ, công chức đều phát huy được hiệu quả.

Ngay như trong ngành giáo dục, không phải cô giáo nào cũng muốn đứng lớp khi tuổi cao, nhất là những cô giáo bậc học mầm non, tiểu học hoặc trong ngành y tế, những bộ phận như hộ lý, y tá làm việc rất vất vả và không phải ai cũng muốn kéo dài thời gian làm việc.

Công nhân không đồng tình

Ông Trần Văn Triều, giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động TP.HCM, cho biết khi trung tâm tham vấn ý kiến người lao động thì hầu hết người lao động đều không đồng ý đề xuất tăng tuổi hưu.

"Gần như 100% công nhân sản xuất trực tiếp không đồng ý tăng tuổi nghỉ hưu, vì họ cho rằng nữ đến 55 tuổi và nam đến 60 tuổi thì sức khỏe đã không còn đảm bảo để làm việc. Còn với người nghiên cứu, chuyên gia thì 50% đồng ý, 50% còn lại cũng phản đối" - ông Triều cho biết.

V.THỦY

Bà Trần Thị Kim Thanh (quản lý truyền thông, ở TP.HCM):

Nên để người lao động tự nguyện

Không thể so sánh tuổi nghỉ hưu ở nước ta với nước ngoài vì chất lượng sống của người dân Việt Nam, chế độ, dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ người dân trong quá trình làm việc thua kém họ. Muốn tăng tuổi hưu thì những điều kiện như vậy cũng cần cải thiện song song.

Tỉ lệ hưởng lương hưu tăng dần theo thời gian làm việc nhưng với mức lương hiện nay, nó cũng không đáng để nhiều người muốn kéo dài thêm thời gian làm việc.

Hơn nữa, Việt Nam đang ở thời kỳ dân số trẻ, nhu cầu việc làm của người trẻ cũng đang rất lớn thì việc người già vẫn phải làm việc, còn tỉ lệ người trẻ thất nghiệp ngày càng tăng là nghịch lý.

Nên để người lao động tự nguyện và có sự thỏa thuận với cơ quan, công ty đang làm việc, nếu hai bên cùng có nhu cầu thì có thể kéo dài thời gian làm việc.

Xã hội khuyến khích người già sống vui, sống khỏe, sống có ích và nhiều người - trong đó có tôi - có xu hướng muốn làm công tác xã hội, hoạt động cộng đồng khi có tuổi. Bằng cách đó, người lớn tuổi cũng hỗ trợ xã hội, hỗ trợ cộng đồng, giúp người trẻ phát huy tốt hơn.

Vậy nên chỉ khuyến khích, không nên quy định tăng tuổi hưu hiện tại.

VŨ THỦY ghi



Tin tức liên quan

  • Có nhiều phương án tuổi nghỉ hưu
  • 28/04/2018 09:28 GMT+7
  • TTO - Tại cuộc họp báo ngày 27-4, trả lời báo chí về đề án cải cách bảo hiểm xã hội, đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho hay phương án tuổi nghỉ hưu nam từ 65 tuổi, nữ từ 60 tuổi chỉ là một trong nhiều phương án đang được đệ trình.

  • “Đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu không phải vì lo vỡ quỹ lương hưu”
  • Thứ sáu, 04/05/2018 - 02:00
  • Lãnh đạo Bảo Hiểm xã hội Việt Nam giải thích, cảnh báo về nguy cơ vỡ quỹ lương hưu vào năm 2025 được ILO đưa ra thời gian trước nhưng theo tính toán lại thì không có chuyện này. Còn việc đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu được căn cứ trên nhiều yếu tố chứ không chỉ do việc cân đối quỹ bảo hiểm.


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn