Thực phẩm ngoại đã đến thời “tự cung tự cấp”

Thứ sáu, 09/03/2018 - 03:59

Cuối tuần thường lệ, tại một siêu thị, người phụ nữ nhanh tay lựa mua những thực phẩm nhập khẩu của Nhật, Đức, Mỹ, Pháp… cho một tuần ăn của gia đình chỉ có 4 người và một giúp việc. Cô sẵn sàng chi trả cao hơn cho các mặt hàng nhập khẩu, khi thực tế trong nước vẫn có các sản phẩm tương tự với mức giá tốt hơn rất nhiều.

Tờ báo Nhật Nikkei đã trích dẫn nhận định của Công ty tư vấn Boston Consulting Group (BCG) về tầng lớp trung lưu đang phát triển với tốc độ nhanh chóng ở nước ta. Theo BCG, “tầng lớp trung và thượng lưu” với mức thu nhập từ 714 USD/tháng ở Việt Nam sẽ tăng lên mức 33 triệu người trong thời gian 2014 – 2020 (Nguồn: https://www.stockbiz.vn/News/2018/3/2/796506/can-ho-gia-re-duoc-du-bao-thang-lon-nam-2018.aspx, https://baomoi.com/tang-lop-trung-luu-cua-viet-nam-se-chiem-mot-nua-dan-so/c/20684380.epi).

Trong khi đó, một báo cáo gần đây cho biết, khoảng 20% dân số Việt Nam có thu nhập cao và khá cao, chiếm tới 80% lượng chi tiêu, nhưng không thích sử dụng hàng nội địa.

Sẵn sàng chi tiền cho hàng ngoại

Thời gian gần đây, các mặt hàng nhập khẩu luôn được người tiêu dùng lựa chọn, đặc biệt là thực phẩm nhập khẩu đã trở thành mặt hàng được giới nhà giàu Việt săn lùng. Như dịp Tết Âm lịch 2018 vừa qua, một số gia đình có điều kiện đã không ngần ngại chi trả tới hàng chục triệu đồng để mua những sản phẩm như đùi lợn muối nhập khẩu từ Tây Ban Nha, cua hoàng đế Alaska (Canada), thậm chí phải chấp nhận chờ đợi, đặt trước một tuần với giá 2,5 triệu đồng cho 1 con ngỗng quay Đài Loan béo ngậy, ngọt thơm, còn hơi ấm được người bán khẳng định là “xách tay” mang về...

Lý giải cho vấn đề, người tiêu dùng cho rằng, những sản phẩm này đạt chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn sức khỏe hơn trong nước… Bên cạnh đó, còn vì tâm lý thích dùng hàng ngoại mà quay lưng với hàng nội của không ít một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam.

Xu hướng “tự cung tự cấp” thực phẩm ngoại

Là đất nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng thuận lợi cho trồng trọt chăn nuôi, Việt Nam đang là địa điểm lý tưởng để nuôi trồng thử nghiệm các giống cây trồng, vật nuôi ngoại nhập. Đây được xem là bước tiến lớn của nền nông nghiệp nước ta trong việc tiệm cận với xu hướng tiêu dùng các sản phẩm cao cấp, không chỉ sạch, đảm bảo chất lượng mà còn thơm ngon, bổ dưỡng, thậm chí đạt đến độ tinh tế trong nghệ thuật ẩm thực. Đặc biệt, người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm ngoại tươi ngon không thua kém sản phẩm nhập khẩu với mức giá hợp lý, vì không phải “đội” các khoản phí bảo quản đông lạnh, vận chuyển...

Theo đó, nhiều loại rau quả giống ngoại được triển khai mô hình nuôi trồng thành công và cho kết quả khả quan như Cải cầu vồng có nguồn gốc Thụy Sỹ, dâu tây New Zealand tại Đà Lạt, măng tây xanh - “rau hoàng đế” của xứ sở châu Âu trồng ở các vùng ven sông tỉnh Bắc Ninh... Về chăn nuôi, cá hồi Đan Mạch được nhân giống từ nguồn trứng cá hồi nhập khẩu của Bắc Âu được nuôi rộng rãi tại nhiều xã thuộc tỉnh Lào Cai, hàu sữa Thái Bình Dương có vị béo ngậy đậm đà đến từ Nhật Bản được ngư dân Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh phát triển rộng rãi... Chưa bao giờ người Việt Nam, không chỉ giới nhà giàu, có cơ hội thưởng thức các loại đặc sản nổi tiếng thế giới mà không phải trả quá nhiều tiền như hiện nay...

Bên cạnh đó, một loại siêu thực phẩm cao cấp khác của xứ sở hoa anh đào được giới sành ăn ưa chuộng là thịt bò cũng đã được thử nghiệm nhân giống tại Lâm Đồng và chính thức ra mắt thị trường từ năm 2015.

Được biết, để xuất chuồng những chú bò Kuroge thượng hạng, đạt tỷ lệ vân mỡ hoàn hảo, sẵn sàng làm dậy sóng toàn bộ cảm xúc vị giác của người thưởng thức, trang trại nuôi bò Kuroge này có chế độ chăm sóc nghiêm ngặt dưới sự giám sát chặt chẽ của chuyên gia Nhật Bản, nhằm đảm bảo tuân thủ đúng quy trình đặc biệt như bò được nuôi tại chính quốc. Bò Kuroge ở đây có chế độ ăn khoa học, cân bằng dinh dưỡng của 19 loại men bia, hạt bông cải, bắp ủ chua, cỏ voi, bánh dầu đậu phộng, canxi, phốt pho, muối hạt, gạo tấm, vitamin... Ngoài ra, bò được nghe nhạc, mát xa bằng tay, có hệ thống quản lý thông minh theo từng cá thể, giúp truy tìm nguồn gốc, quản lý thức ăn, sức khỏe của từng con bò.

Bên cạnh, các công đoạn Chăn nuôi - Giết mổ - Lóc thịt - Đóng gói được tiến hành theo quy trình hiện đại khép kín, giữ cho sản phẩm đến tay khách hàng vẫn giữ được độ tươi ngon nhất. Nhiệt độ trong phòng lóc thịt luôn giữ ở 16oC. Sau khi thịt được cắt theo yêu cầu của khách hàng, ngay lập tức hút chân không, đóng gói và giữ lạnh ở nhiệt độ 0 oC, khi vận chuyển đến khách hàng thịt cũng phải đảm bảo được giữ lạnh theo nhiệt độ quy định.

Nước ta đang đặt mục tiêu "Việt Nam hiện có trên 10% dân số thuộc tầng lớp trung lưu, và đến năm 2035 sẽ có trên 50% dân số trung lưu” (nguồn link: http://soha.vn/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-tang-lop-trung-luu-viet-nam-chiem-50-dan-so-vao-nam-2035-20171107121210987.htm), điều đó có nghĩa, xu hướng chọn thực phẩm trong bữa cơm hằng ngày sẽ có nhiều biến chuyển trong thời gian tới. Một sản phẩm được nuôi trồng trong nước, đảm bảo chất lượng - tiêu chuẩn quốc tế hay một sản phẩm “xách tay”, mơ hồ về nguồn gốc - xuất xứ, sẽ là sự lựa chọn của chính người tiêu dùng thông minh…

Được thành lập từ năm 2009, CTCP Bò Kobe Việt Nam hiện là đơn vị đầu tiên và duy nhất nuôi thành công giống bò quý lông đen Nhật Bản(Wagyu) thế hệ F1 tại Việt Nam theo đúng cách nuôi của người Nhật, dưới sự chỉ đạo kỹ thuật của 1 chuyên gia Nhật được sinh trưởng trong gia đình có truyền thống nuôi bò và chính bản thân ông có kinh nghiệm nuôi bò trên 45 năm.

Để thưởng thức thịt bò thượng hạng Kuroge Nhật Bản, vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần Bò Kobe VN

Khu phố 4, Đường 1/5, P.B’Lao, TP. Bảo Lộc | Điện thoại: 0263 373 6909

Email: kobevnbeefcorp@gmail.com

Văn phòng đại diện TP.HCM

441/5 Nguyễn Đình Chiểu, P.5, Quận 3, TP.HCM | Điện thoại: 0985 09 65 29

Email: hcm.kvb@gmail.com



Tin tức liên quan


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn