Tịch thu phương tiện khai thác khoáng sản trái phép từ 10m3 trở lên

12/01/2018 15:39 GMT+7

TTO - UBND TP.HCM vừa báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn TP.

Chủ trương chung của TP.HCM hiện nay là không khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố, vì vậy công tác quản lý nhà nước về khoáng sản tập trung vào việc thanh kiểm tra, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án nạo vét có kết hợp tận thu khoáng sản trên địa bàn thành phố.

Từ thực tế kiểm tra, đấu tranh ngăn chặn hoạt động khai thác cát trái phép trên địa bàn thành phố cho thấy các vi phạm chủ yếu tập trung ở khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố. Một trong số các nguyên nhân là hiện nay quy định chỉ tịch thu phương tiện đối với hành vi khai thác khoáng sản không phép với quy mô từ 50m3 trở lên và không có quy định xử phạt đối với hành vi vận chuyển khoáng sản trái phép, không phép dẫn đến hạn chế tính răn đe đối với các hành vi khai thác khoáng sản trái phép.

TP.HCM kiến nghị Bộ tài nguyên và Môi trường đề xuất, trình Chính phủ bổ sung quy định theo hướng tăng mức xử đối với các hành vi khai thác khoáng sản trái phép. Đồng thời quy định hình thức xử phạt bổ sung "tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi khai thác khoáng sản trái phép từ 10m3 trở lên".

TP cũng kiến nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam tăng cường giám sát việc thực hiện các dự án xã hội hóa nạo vét các tuyến luồng theo hình thức tận thu bù chi phí, không sử dụng ngân sách Nhà nước.



Tin tức liên quan

  • Hai phóng viên điều tra khai thác quặng tố bị đánh, giam lỏng
  • 12/03/2018 14:58 GMT+7
  • TTO - Hai phóng viên báo Khánh Hòa là Tạ Văn Long và Phạm Thế Anh bị một nhóm hơn chục người chặn đường, hành hung, lột đồ, sau đó giam lỏng khi đang điều tra tình hình khai thác quặng tại xã Khánh Thành, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa.

  • “Chảy máu” khoáng sản vùng giáp ranh: Xã để “xổng” tang vật, tìm không ra chủ!
  • Thứ hai, 29/01/2018 - 08:03
  • Sau khi phóng viên phản ánh về tình trạng “chảy máu” khoáng sản vùng giáp ranh trên địa bàn xã Hòa Bình (TP.Kon Tum) thì đoàn liên ngành của xã Hòa Bình đã đến lập biên bản tại hiện trường. Nhưng một thời gian sau, đại diện UBND xã Hòa Bình lại báo, tang vật gồm: Máy múc, các máy nổ tại hiện trường đã “biến mất”, còn chủ thì vẫn chưa tìm ra.


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn