Tiền thưởng tháng có tính đóng BHXH?

Thứ hai, 21/05/2018 - 07:42

Bà Ngô Thị Hải Chiến (Hà Nội) làm việc tại một công ty, trong hợp đồng có ghi, mức lương cơ bản đóng bảo hiểm 4 triệu đồng/tháng, tiền thưởng khuyến khích 2 triệu đồng. Hằng tháng bà đều nhận được khoản tiền thưởng này.

Bà Chiến hỏi, từ ngày 1/1/2018, tiền thưởng khuyến khích này có tính vào tiền để đóng bảo hiểm không?

Về vấn đề này, BHXH TP. Hà Nội trả lời như sau:

Điểm 2.1, 2.2, 2.2, Khoản 2, Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định:

Từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a, Khoản 2, Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động .

Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

Từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Điểm 2.1 Khoản này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11, Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

Theo Chinhphu.vn



Tin tức liên quan

  • 4.380 doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
  • Thứ năm, 01/11/2018 - 23:11
  • Theo thống kê, trong lĩnh vực chế độ, chính sách đối với người lao động, trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn còn nhiều doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, tính đến ngày 30/6 con số đó lên đến 4.380 doanh nghiệp.

  • Đề xuất cho doanh nghiệp tạm dừng đóng BHXH
  • Thứ Sáu, ngày 13/3/2020 - 13:06
  • (PLO)- BHXH ViệtNam đề xuất tạm dừng đóng BHXH đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịchCOVID-2019 đến hết tháng 6 và không tính lãi phạt chậm nộp.

  • Nhiều giáo viên không được đóng BHXH suốt… 5 năm trời dù vẫn bị trừ lương
  • Thứ sáu, 18/05/2018 - 06:48
  • Nhiều giáo viên trường phổ thông Huế Star (đóng tại xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) phản ánh lên báo Dân trí rằng họ đã “ngã ngửa” khi suốt thời gian dạy học đằng đẵng 5 năm qua, dù lương vẫn bị trừ để nộp bảo hiểm xã hội (BHXH) nhưng thực tế không ai được đóng BHXH.


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn