Trung Quốc dự định dùng tia laser tiêu hủy rác vũ trụ

Thứ ba, 16/1/2018 | 12:13 GMT+7

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đưa ra ý tưởng bắn vụn rác vũ trụ để dọn dẹp quỹ đạo Trái Đất.
Rác vũ trụ bao vây quanh Trái Đất. Ảnh: Irish News.

Rác vũ trụ bao vây quanh Trái Đất. Ảnh: Irish News.

Các nhà khoa học tại Đại học Kỹ thuật Không quân Trung Quốc đề xuất dùng tia laser khổng lồ phá hủy vệ tinh cũ và các loại rác vũ trụ khác để dọn sạch quỹ đạo Trái Đất, Newsweek hôm 15/1 đưa tin. Nghiên cứu trình bày cách biến rác vũ trụ thành những mảnh nhỏ và ít nguy hiểm hơn nhờ sử dụng tia laser ngoài không gian.

Rác vũ trụ là những vật thể nhân tạo không còn sử dụng tồn tại ngoài vũ trụ, trong đó có những thiết bị được phóng lên hoặc bỏ lại như tên lửa đẩy hay các vệ tinh không còn hoạt động.

Những mảnh vỡ di chuyển với tốc độ cao trên quỹ đạo Trái Đất mỗi năm ngày càng nhiều lên và được coi là mối đe dọa nghiêm trọng đến các nhiệm vụ không gian tương lai.

Trung Quốc dự định dùng tia laser tiêu hủy rác vũ trụ 

 

 

Trung Quốc dự định dùng tia laser tiêu hủy rác vũ trụ 

 Lượng rác vũ trụ ngày càng nhiều lên qua mỗi năm. Video: YouTube.

Các cơ quan vũ trụ quốc tế đau đầu tìm cách xử lý rác vũ trụ suốt nhiều năm. NASA cũng cân nhắc nhiều phương pháp để theo dõi, phát hiện và loại bỏ rác nhân tạo. Một số ý tưởng dọn sạch rác vũ trụ quy mô nhỏ là dùng lưới gom rác hay nam châm để kéo chúng ra khỏi quỹ đạo Trái Đất.

Các nhà khoa học Trung Quốc thử điều khiển một trạm laser mô phỏng và kết luận, đây sẽ là một biện pháp hiệu quả giúp làm sạch quỹ đạo Trái Đất. "Bản mô phỏng cung cấp nền tảng lý thuyết cần thiết cho việc triển khai trạm laser ngoài không gian và áp dụng để loại bỏ rác vũ trụ bằng tia laser", nhóm nghiên cứu viết.

Trung Quốc là một trong những nước góp phần nhiều nhất tạo ra rác vũ trụ. Một thử nghiệm phá vệ tinh do nước này tiến hành năm 2007 đã tạo ra hàng nghìn mảnh vỡ nguy hiểm. "Bất cứ mảnh vỡ nào trong số này đều có nguy cơ làm gián đoạn nghiêm trọng hoặc chấm dứt nhiệm vụ mà các tàu vũ trụ đang thực hiện ở quỹ đạo thấp của Trái Đất", Nicholas Johnson, nhà khoa học nghiên cứu rác vũ trụ nhận định.

Thu Thảo



Tin tức liên quan

  • Dạy học trò biết phân loại rác là... làm điều tử tế!
  • 16/01/2018 11:06 GMT+7
  • TTO - Là người quản lý giáo dục nhiều năm, thầy giáo Nguyễn Hoàng Chương tự nhận cảm thấy xấu hổ khi chưa dạy cho học sinh của trường mình bài học về phân loại rác. Theo ông, việc phân loại rác để người khác bớt nhọc nhằn là làm điều tử tế!

  • Học văn hóa đổ rác của người Hàn
  • 15/01/2018 15:28 GMT+7
  • TTO - Thật chạnh lòng khi đọc bài viết “Công nhân vệ sinh ngày càng khốn khó” (Tuổi Trẻ ngày 13-1). Không thể chậm trễ hơn, chúng ta phải thay đổi ngay cách ứng xử với rác để giảm thiểu nhọc nhằn cho các lao công này.

  • Thanh Hóa cho nhận chìm 1,3 triệu m3 bùn thải xuống biển
  • Thứ năm, 18/01/2018 - 13:30
  • Ngày 16/1, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký Quyết định số 194/QĐ-UBND về việc Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án nạo vét bổ sung công trình Cảng Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn để tiếp nhận tàu 40.000 DWT và nhận chìm vật chất nạo vét tại khu vực biển xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Công ty lọc hóa dầu Nghi Sơn).

  • Vụ doanh nghiệp cầu cứu vì "bội thực" thanh tra: Doanh nghiệp nhiều sai phạm?
  • Thứ ba, 16/01/2018 - 16:35
  • Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh này kết quả xác minh nội dung phản ánh của Giám đốc Công ty CP XNK Thủy sản Nam Hà Tĩnh (Công ty Thủy sản Hà Tĩnh) tới Chủ tịch tỉnh về việc công ty bị “bội thực” các đoàn thanh kiểm tra, gây khó khăn, phiền hà trong hoạt động sản xuất kinh doanh.


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn