Vận hành đường dây nóng để ngăn chặn sự cố môi trường

Thứ tư, 07/02/2018 - 15:15

Năm 2018, Tổng cục Môi trường sẽ tiến hành rà soát, kiểm soát các dự án, nguồn thải lớn có nguy cơ gây sự cố môi trường, gây ô nhiễm môi trường và vận hành đường dây nóng nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các vụ việc gây ô nhiễm môi trường, ngăn chặn đến mức thấp nhất các sự cố môi trường có thể xảy ra.

 

Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài.

Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài.

Theo Chương trình công tác năm 2018 vừa được Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài ký duyệt, cơ quan này sẽ trường tập trung xây dựng và trình ban hành đúng tiến độ các văn bản quy phạm pháp luật, đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và các luật có liên quan đến bảo vệ môi trường; Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường; Đề án kiểm soát đặc biệt các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, danh mục các ngành nghề có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao không khuyến khích đầu tư,…

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai việc rà soát, đề xuất, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường bảo đảm thống nhất và hội nhập quốc tế.

“Nghiên cứu, xây dựng cơ chế đột phá trong huy động nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường, đặc biệt là cơ chế huy động nguồn lực trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “người hưởng lợi từ môi trường phải trả chi phí” để tập trung đầu tư trở lại cho bảo vệ môi trường”- Tổng cục Môi trường nêu rõ.

Năm 2018 cơ quan này sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp. Vận hành đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường nhằm phát hiện và ngăn chặn đến mức thấp nhất các sự cố môi trường có thể xảy ra.

Đáng chú ý, Tổng cục Môi trường sẽ tổ chức triển khai thực hiện Đề án kiểm soát đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây sự cố, ô nhiễm môi trường cao ngay sau khi được ban hành.

Triển khai hệ thống tiêu chuẩn về môi trường nhằm lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất trong thu hút đầu tư, không cấp phép cho các dự án không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Xây dựng và hoàn thành phương án triển khai công tác điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải,…

Cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến

Nhằm hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, Tổng cục Môi trường cho biết sẽ đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ các cơ chế, chính sách liên quan đến môi trường.

Cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3-4 đối với thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; đảm bảo 100% các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Tổng cục Môi trường vận hành theo cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, kết nối với cổng thông tin một cửa quốc gia theo kế hoạch của Chính phủ.

Về kiện toàn bộ máy, Tổng cục Môi trường sẽ tham mưu Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thay thế Quyết định số 25/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường; thực hiện công tác kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, sắp xếp, bố trí, điều động, biệt phái và chuyển đổi vị trí công tác.

Bên cạnh đó, Tổng cục Môi trường cũng sẽ rà soát, bổ sung sửa đổi Quy chế quản lý hoạt động hợp tác quốc tế, khoa học và công nghệ của Tổng cục Môi trường phù hợp với quy định hiện hành nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực từ các hoạt động này. Đề xuất định hướng hợp tác và hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực môi trường và thực hiện có hiệu quả các công ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đa phương, tổ chức quốc tế về môi trường và đa dạng sinh học.

Thế Kha



Tin tức liên quan

  • Hiệu trưởng 'ém' tiền ủng hộ học sinh sau sự cố Formosa
  • 26/03/2018 18:05 GMT+7
  • TTO - Ký nhận tiền ủng hộ học sinh sau sự cố môi trường biển Formosa từ tháng 12-2016, nhưng ông Lương Viết Hùng - hiệu trưởng trường tiểu học xã Triệu Vân ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã 'ém' luôn số tiền đó đến nay.

  • Con người đã và đang làm gì để trái đất trở thành như ngày hôm nay?
  • Thứ tư, 07/03/2018 - 06:52
  • Nếu bạn vẫn còn thắc mắc “Tại sao môi trường sống của chúng ta lại trở nên ô nhiễm?” hay “Lý do gì khiến sự biến đổi khí hậu lại diễn ra nhanh và nghiêm trọng đến vậy, trong thế kỷ 21?”, hãy cùng nhìn lại những điều mà con người đã và đang làm với trái đất trong bộ ảnh dưới đây!


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn