Việt Nam cần 20.000 nhân lực logistics có chất lượng mỗi năm

Chủ nhật, 09/09/2018 - 07:34

Mỗi năm Việt Nam có nhu cầu 20.000 nhân lực logistics được đào tạo bài bản, có chất lượng, nhưng thực tế khả năng đào tạo ra nguồn cung thấp hơn nguồn cầu.

 

Đây là thông tin được đưa ra trong Ngày hội thông tin và Cuộc thi tài năng trẻ logistics Việt Nam do Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương phối hợp với mạng lưới đào tạo tổ chức vào sáng 8/9 tại TP.HCM.

Theo các chuyên gia, logistics là một ngành mới mẻ ở Việt Nam và cho giá trị lợi nhuận cao, nhưng các công ty logistics rất khó tuyển một nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp. Nguyên nhân là do hiện các trường chưa có chương trình đào tạo phù hợp. Nhiều doanh nghiệp cho biết, hầu như những người làm trong ngành logistics không được đào tạo bài bản, chưa có nhiều người hiểu biết về pháp luật quốc tế để cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Do đó, cơ hội cho sinh viên tốt nghiệp ngành logistics là rất nhiều. Một nhân viên ra trường thường được nhận lương khởi điểm khoảng 6 triệu đồng/tháng, nhân viên làm ở vị trí không phải quản lý là 12 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, một vị trí quản lý có thể có thu nhập lên đến vài nghìn USD/tháng.

Theo VTV.VN



Tin tức liên quan

  • Ngành logistics VN 'báo động đỏ' thiếu hụt 2 triệu lao động
  • 16/05/2019 12:43
  • Là ngành xương sống của nền kinh tế, nhưng thực trạng nguồn nhân lực vừa thiếu vừa yếu của ngành logistcis VN đang là thách thức không nhỏ nếu muốn kéo mục tiêu chi phí logistics xuống còn 14% GDP, thay cho mức 16,4-16,8% GDP như hiện nay.

  • Đề xuất gói hỗ trợ các doanh nghiệp hàng không, logistics
  • 17/03/2020 14:50
  • Bộ Giao thông vận tải vừa đề nghị Bộ Kế hoạch - Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng việc miễn giảm một số loại thuế, giá dịch vụ để giúp các doanh nghiệp hàng không, vận tải bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

  • Chi phí logistics làm khó doanh nghiệp
  • 24/03/2022 08:08
  • Cước vận tải biển vẫn tiếp tục leo thang theo giá xăng dầu, chưa kể TP.HCM sẽ bắt đầu thu phí hạ tầng cảng biển từ ngày 1-4 khiến chi phí hàng xuất khẩu bị đội lên cao, hàng hóa của doanh nghiệp bị giảm sức cạnh tranh.


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn