VPF đặt mục tiêu tổng thu 103,8 tỉ đồng trong năm 2021

29/11/2020 09:26

Phó chủ tịch thường trực LĐBĐVN (VFF) Trần Quốc Tuấn chỉ đạo Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) ngoài không để thua lỗ, phải tìm cách để nâng chất lượng giải bóng đá chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu của người hâm mộ và các CLB.

VPF đặt mục tiêu tổng thu 103,8 tỉ đồng trong năm 2021 - Ảnh 1.

VPF có trách nhiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng chất lượng giải bóng đá chuyên nghiệp - Ảnh: NAM KHÁNH

Ngày 28-11, đại hội đồng cổ đông Công ty VPF nhiệm kỳ 2020-2023 đã diễn ra tại Hà Nội. Tại đại hội, ông Trần Anh Tú (ủy viên thường trực VFF) tái đắc cử chức danh chủ tịch HĐQT VPF.

Đại hội cũng bầu sáu thành viên khác tham gia HĐQT gồm: Nguyễn Minh Ngọc (phó tổng thư ký VFF) giữ chức phó chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc VPF, Nguyễn Quốc Hội (chủ tịch Công ty cổ phần thể thao T&T) là phó chủ tịch, Trần Mạnh Hùng (chủ tịch CLB Hải Phòng), Nguyễn Tiến Dũng (chủ tịch CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh), Lê Minh Dũng (chủ tịch CLB Phố Hiến), Đinh Thị Thu Trang (phó tổng thư ký VFF) là ủy viên.

"Làm thế nào thì làm, đừng để lỗ"

Trong nhiệm kỳ 2018-2020, tuy đã kêu gọi thành công tài trợ cho giải đấu, bán bản quyền truyền hình, kéo khán giả đến sân vào mỗi cuối tuần, nhất là các trận đấu tại V-League, nhưng theo đánh giá của VPF, chất lượng bộ máy nhân sự của VPF còn thấp, chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của công tác tổ chức giải đấu. Nhiều CLB chưa đáp ứng được tiêu chuẩn cấp phép của LĐBĐ châu Á (AFC). V-League 2020 cũng còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được như: tình trạng một ông chủ chi phối nhiều đội bóng, sai sót của trọng tài, lối đá thiếu cống hiến của một số CLB ở cuối mùa giải...

Ông Trần Anh Tú - chủ tịch HĐQT VPF - cho biết ngay sau khi đại hội kết thúc, ông Trần Quốc Tuấn đã nhắn tin cho ông: "Làm thế nào thì làm, đừng để lỗ". Chia sẻ của ông Tuấn dù chỉ là vui vẻ nhưng theo ông Tú, làm sao để VPF không lỗ trong bối cảnh dịch COVID-19 còn chưa biết diễn biến ra sao trong thời gian tới là việc không dễ. Dù vậy, ông Tú hứa sẽ nỗ lực hết mình để VPF vận hành trơn tru.

Giải quyết vấn nạn trọng tài

Tại đại hội, ông Nguyễn Hồng Minh - phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT - cho biết dù đạt nhiều thành tích đáng khích lệ nhưng kết quả hoạt động của VPF còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu cầu của các CLB cũng như người hâm mộ. Sai sót của trọng tài là vấn nạn của bóng đá VN. Dù không trực tiếp tham gia đào tạo và điều hành công tác trọng tài nhưng VPF phải phối hợp với VFF để giải quyết việc này.

Tình trạng CLB chuyên nghiệp không đủ tiêu chuẩn cấp phép, hành xử chưa đúng mực của một bộ phận cầu thủ, lãnh đạo CLB làm ảnh hưởng đến hình ảnh giải đấu. Vì vậy, ông Minh đề nghị VPF phối hợp với VFF đưa ra chế tài mạnh đối với các CLB không đủ tiêu chuẩn cấp phép thi đấu theo tiêu chí của AFC.

VPF đặt mục tiêu tổng thu 103,8 tỉ đồng trong năm 2021

Theo báo cáo tài chính của VPF, đơn vị này ước tính sẽ lỗ khoảng 7 tỉ đồng trong năm tài chính 2020. Vì vậy, khoản hỗ trợ của VPF với các CLB sẽ giảm 50% so với kế hoạch (9 tỉ đồng). Trong 3 năm 2018-2020, tổng số tiền VPF chi trả cho VFF để tổ chức giải bóng đá chuyên nghiệp VN là 34,4 tỉ đồng. Tổng số tiền mà VPF đã hỗ trợ các CLB là 43,4 tỉ đồng.

Năm 2020, VPF đặt ra chỉ tiêu tổng nguồn thu đạt 111,5 tỉ đồng. Tuy nhiên vì diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 khiến mục tiêu khó có thể hoàn thành. Tính đến thời điểm này, tổng các nguồn thu dự kiến của VPF đạt khoảng 93,2 tỉ đồng. Dự kiến tổng chi phí trong năm 2020 của VPF là 100,15 tỉ đồng.

Chia sẻ khó khăn với VPF, VFF đã hỗ trợ VPF 7 tỉ đồng trích từ tiền hỗ trợ của FIFA cho các liên đoàn bóng đá thành viên bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Chỉ tiêu kinh doanh của VPF trong năm 2021 là đạt tổng thu 103,8 tỉ đồng, tổng chi 103,7 tỉ đồng, lợi nhuận đạt 100 triệu đồng. trong năm tài chính 2020. Vì vậy, khoản hỗ trợ của VPF với các CLB bóng đá sẽ giảm 50% so với kế hoạch.

KHƯƠNG XUÂN



Tin tức liên quan

  • Doanh nghiệp lo thiếu lao động do giãn cách xã hội
  • 22/05/2021 08:59
  • Trước nguy cơ hoạt động sản xuất bị đình trệ do thiếu lao động trong bối cảnh các nơi đang phong tỏa và giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp phải tìm phương án kiểm soát dịch, chuẩn bị cho phục hồi sản xuất.

  • Đề xuất lập tổ công tác đặc biệt, gỡ khó cho doanh nghiệp
  • 18/08/2021 08:44
  • Tổ công tác đặc biệt sẽ tập trung giải quyết các vấn đề thiếu hụt dòng tiền, giá thành sản xuất hàng hóa tăng, lưu thông hàng hóa khó khăn, tình trạng dịch bùng phát tại các khu công nghiệp, việc tiếp cận chính sách hỗ trợ của Nhà nước.


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn