Vụ bán “nhầm” tài sản đấu giá: 16 năm trôi qua, mặc cho dân kêu trời!

Thứ ba, 09/01/2018 - 07:56

Đã 16 năm trôi qua, việc bán “nhầm” tài sản đấu giá tại Thị trấn huyện Đô Lương (Nghệ An), đã trải qua 6 đời chủ tịch, bao nhiêu công sức, giấy tờ của người dân đi kêu cứu, như sau loạt bài phản ánh liên quan của Báo Dân trí, nhưng các cơ quan chức năng liên quan vẫn “phớt lờ”, mặc cho dân kêu trời!.

 

Đơn cầu cứu của ông Nguyễn Mạnh Cường vừa gửi đến Báo Dân trí.

Đơn cầu cứu của ông Nguyễn Mạnh Cường vừa gửi đến Báo Dân trí.

Biết sai phạm nhưng không giải quyết?

Vừa qua Báo Dân trí tiếp tục nhận được đơn kêu cứu của ông Nguyễn Mạnh Cường (SN 1959) trú tại khối 4, thị trấn Đô Lương (Nghệ An) về việc: “Qúa trình bán đấu giá tài sản từ năm 1999 của đội Thi hành án huyện Đô Lương (nay là Chi cục thi hành án dân sự huyện Đô Lương) đã không thực hiện việc đấu giá theo đúng quy định của pháp luật, cố tình làm sai lệch hồ sơ, thông đồng, dàn xếp chiếm đoạt tài sản…”.

Trong đơn ông Cường nêu rõ: Thứ nhất, Bản án số 340/HSST ngày 31/10/1998 của Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An trong phần trách nhiệm dân sự không quyết định sử dụng tài sản của người phải thi hành án để kê biên đảm bảo nghĩa vụ thi hành án.

Sự việc đã trải qua nhiều lần hoãn cưỡng chế nhưng Chi cục thi hành án huyện Đô Lương vẫn không giải quyết rõ ràng.

Sự việc đã trải qua nhiều lần hoãn cưỡng chế nhưng Chi cục thi hành án huyện Đô Lương vẫn không giải quyết rõ ràng.

Thứ hai, Đội thi hành án huyện Đô Lương ra Quyết định thi hành án số 01/QĐ - THA ngày 04/01/1999 và Quyết định thi hành số án số 04/QĐ-THA ngày 04/01/1999 nhưng không thông báo, tống đạt cho người phải thi hành án và người liên quan đến tài sản được biết.

Thứ ba, quá trình bán đấu giá, Đội thi hành án huyện Đô Lương đã báo niêm yết bán ngôi nhà cạnh Bưu điện nhưng trên thực tế Đội thi hành án huyện Đô Lương lại bán đấu giá ngôi nhà cạnh nhà bà Hẹ tại khối 4, thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, Nghệ An – tức ngôi nhà đang bị cưỡng chế hiện nay nhưng không thông báo bán đấu giá theo đúng quy định pháp luật.

Thứ tư, ngôi nhà là tài sản chung của vợ chồng chúng tôi trong thời kỳ hôn nhân và chưa có quyết định chia tài sản chung của Tòa án vì vậy tôi không có nghĩa vụ thi hành án. Như vậy, tôi được quyền ưu tiên mua và Đội Thi hành án huyện Đô Lương có nghĩa vụ phải thông báo cho tôi biết để tôi mua (chuộc) tài sản này.

Thứ năm, theo quy định của pháp luật thì giá kế biên để thi hành án là do người được thi hành án và người phải thi hành án thỏa thuận nếu thỏa thuận được thì giá đó là giá khởi điểm trường hợp không thỏa thuận được thì có quyền nhờ Trung tâm thẩm định giá. Hồ sơ thi hành án phản ánh người được thi hành án (cũng là người mua được tài sản) là bà Nguyễn Thị Lợi không tham gia định giá còn bà Nguyễn Thị Tuyết tạm coi là người phải thi hành án cũng không ký vào biên bản định giá. Vậy cơ sở nào để đưa tài sản ra bán đấu giá?

Thứ sáu, trước sự việc sai trái của Đội thi hành án huyện Đô Lương tôi đã nhiều lần làm đơn phản ánh, khiếu nại trước, trong và sau khi diễn ra quá trình bán đấu giá tài sản lên các cơ quan có thẩm quyền.

Thứ bảy, theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 86-CP ngày 19/12/1996 về việc ban hành quy chế bán đấu giá tài sản thì khi tham gia đấu giá, người đấu giá phải làm đăng kí xin tham gia đấu giá và theo quy định tại điều 34 Pháp lệnh số 13-l/CTN ngày 17/04/1993 của Uỷ ban thường vụ quốc hội về thi hành án dân sự năm 1993 thì “Người muốn mua nhà phải nộp đơn và nộp trước một phần trăm (1%) trị giá nhà tại cơ quan thi hành án. Số tiền này được hoàn lại ngay, nếu họ không mua được nhà”.

Thứ tám, Cơ quan thi hành án cho rằng người mua tài sản đấu giá ngay tình nhưng thực chất quá trình xử lý tài sản thi hành án đã vi phạm quy trình thi hành án theo quy định của pháp luật vì vậy việc người trúng đấu giá tài sản trên mua được tài sản không ngay tình.

Thứ chín, hiện nay Ủy ban tư pháp đã có công văn số 1024/UBTP14 ngày 11/12/2017 về việc giải quyết đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thị Tuyết ở tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo và yêu cầu đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án dân sự Bộ Tư pháp phải kiểm tra và báo cáo kết quả về Ủy ban Tư pháp trước ngày 05/01/2018 để báo cáo Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển. Tuy nhiên, sau đó ngày 19 tháng 12 năm 2017 Chi cục thi hành án dân sự huyện Đô Lương do Chấp hành viên Trần Minh Sửu đã ban hành Thông báo số 535/TB-CCTHADS về việc cưỡng chế buộc vợ chồng tôi phải giao tài sản cho bà Lợi.

Thứ mười, Chi cục thi hành án dân sự huyện Đô Lương biết sai mà vẫn làm, không chịu sửa sai mặc dù chúng tôi đã có đơn cầu cứu lên Cục thi hành án dân sự tỉnh Nghệ An, Tổng cục thi hành án dân sự Bộ Tư pháp và các cơ quan có thẩm quyền nhưng đến thời điểm hiện nay chúng tôi vẫn chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trả lời và kết luận về những sai phạm cụ thể của lãnh đạo, Chấp hành viên của Chi cục thi hành án dân sự huyện Đô Lương đã gây ra cho chúng tôi nên chưa có cơ sở để chúng tôi làm các thủ tục yêu cầu bồi thường trách nhiệm nhà nước theo quy định của pháp luật.

16 năm chỉ biết kêu trời!.

Ngôi nhà ông Cường bà Tuyết (ở giữa) đã trải qua 16 năm nhưng vẫn không giải quyết.

Ngôi nhà ông Cường bà Tuyết (ở giữa) đã trải qua 16 năm nhưng vẫn không giải quyết.

Để làm sáng tỏ thông tin: Tại sao vụ bán “nhầm” tài sản đấu giá đã trải qua 16 năm, 5 đời chủ tịch, bao nhiêu mồ hôi nước mắt của người dân đi kêu cứu… nhưng không được giải quyết thấu đáo?, PV Dân trí đã liên hệ với ông Đặng Quang Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án Dân sự (THADS) huyện Đô Lương nhưng ông Hưng đã từ chối thẳng thừng.

Ông Hưng cho rằng, mình không có quyền phát ngôn cho báo chí? và vụ việc đã diễn ra quá lâu.

Theo ông Cường sự việc đã rõ ràng nhưng 16 năm qua, gia đình ông đã tốn bao nhiêu công sức, giấy tờ, thời gian đi kêu đơn cầu cứu lên Cục thi hành án dân sự tỉnh Nghệ An,Tổng cục thi hành án dân sự Bộ Tư pháp và các cơ quan có thẩm quyền… nhưng vẫn bị “phớt lờ”.

Sự việc nêu rõ: Năm 1998 vợ ông là bà Nguyễn Thị Tuyết vay tiền của một số người để làm ăn. Trong quá trình đó bà Tuyết cũng bị một số người khác vay rồi không trả. Hậu quả bà Tuyết bị truy tố trước Pháp luật và phải thi hành án với số tiền 138.000.000 đồng để trả cho 2 người, đó là bà Nguyễn Thị Lợi và bà Nguyễn Thị Phương.

đl3

Quyết định thi hành án của Chi Cục thi hành án của huyện Đô Lương có nhiều sai phạm?

Do bà Tuyết không có điều kiện về kinh tế để thi hành án (THA) nên năm 2001, Đội THA huyện Đô Lương đã kê biên 2 ngôi nhà để THA. Theo đó, Hội đồng định giá, kê biên ngôi nhà và đất cạnh gia đình bà (Du Hẹ) với tổng số tiền 240.130.000 đồng (tiền đất 226.800.000 đồng/126m2). Do định giá quá thấp bà Tuyết không nhất trí kết quả định giá (cả hai ngôi nhà đều nằm vị trí đắc địa tại Thị trấn Đô Lương).

Tiếp đó, Đội thi hành án huyện Đô Lương chỉ thông báo việc bán đấu giá ngôi nhà cạnh trụ sở Bưu điện thị trấn có giá trị 187.820.000 đồng chứ không hề thông báo đấu giá ngôi nhà (cạnh nhà bà Du Hẹ) mà đội đã định giá 240.130.000 đồng. Điều này đã được xác minh tại Đài truyền hình Đô Lương không có phát sóng thông báo, và ngay tại trụ sở của UBND Thị trấn cũng không hề có bản thông báo đấu giá ngôi nhà.

Vậy vì sao chỉ một nhóm người biết và có đơn đấu giá ngôi nhà cạnh nhà bà Du Hẹ? Hồ sơ thể hiện 3 người có đơn đấu giá đều là bà con họ hàng liên quan đến bà Nguyễn Thị Lợi là người mua trúng nhà đấu giá. Đó là trong ba đơn đăng ký đấu giá, ngoài đơn bà Lợi còn lại 2 đơn là bà Nguyễn Thị Kiều Hương (chị chồng bà Lợi) và đơn ông Nguyễn Trung Thành (em rể chồng bà Lợi).

Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc này đến bạn đọc.

Nguyễn Tú



Tin tức liên quan

  • Phải chấm dứt tình trạng can thiệp trong THADS
  • Thứ Tư, ngày 4/7/2018 - 15:01
  • (PLO)- Đó là chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Hậu Giang trong họp trực tuyến “Đánh giá tình hình hoạt động Ban Chỉ đạo THADS và sơ kết công tác THADS 9 tháng đầu năm 2018”.


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn