Vừa ra mắt trung tâm hòa giải đã nhận hàng nghìn hồ sơ

Thứ tư, 07/11/2018 - 13:11

Theo bà Ung Thị Xuân Hương (Chánh án TAND TPHCM), chỉ sau 5 ngày đi vào hoạt động, tòa án đã chuyển cho 10 trung tâm hòa giải tại TPHCM 655 hồ sơ khởi kiện các loại và sẽ tiếp tục chuyển khoảng 2.000 vụ án cho các trung tâm hòa giải đối thoại.

Ngày 7/11, TAND TPHCM tổ chức hội nghị triển khai thí điểm tăng cường công tác hòa giải, đối thoại trong giải quyết án dân sự, hành chính tại TPHCM. Theo đó, trung tâm hòa giải, đối thoại tại tòa được thành lập.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Hòa Bình (Bí thư Trung ương Đảng, - Chánh án TAND Tối cao) cho biết: hòa giải, đối thoại là phương thức giải quyết hiệu quả các tranh chấp, không phải mở phiên tòa xét xử, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của đương sự, Nhà nước và toàn xã hội, hạn chế kháng cáo, kháng nghị, tranh chấp khiếu kiện phức tạp kéo dài, giảm tải cho công tác xét xử của tòa án. Đồng thời, kết quả hoà giải, đối thoại góp phần hàn gắn rạn nứt giữa các đương sự, giữ gìn ổn định trật tự xã hội, tạo đồng thuận và xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân. Đặc biệt, hòa giải, đối thoại dựa trên nền tảng công tác dân vận là một giải pháp giải quyết tranh chấp hiệu quả, đây là kinh nghiệm của nước ta và nhiều nền tư pháp tiến bộ trên thế giới.

img_8680

Ông Nguyễn Hòa Bình (Bí thư Trung ương Đảng, - Chánh án TAND Tối cao) phát biểu tại hội nghị.

Do đó, TAND tối cao đã báo cáo và được Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương giao nghiên cứu xây dựng đề án đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các vụ án dân sự, hành chính, thành lập các trung tâm hòa giải, đối thoại.

Theo đó, thí điểm được triển khai tại 10 đơn vị gồm TAND TPHCM và 9 TAND quận, huyện của TPHCM (Quận 1, Quận 2, Quận 9, Bình Thạnh, Bình Tân, Gò Vấp, Tân Phú, Bình Chánh, Củ Chi), mỗi đơn vị thí điểm thành lập 1 Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Số lượng hòa giải viên, đối thoại viên của mỗi Trung tâm hòa giải, đối thoại tại tòa án căn cứ vào số lượng các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính phải giải quyết và tình hình thực tế tại địa phương.

img_8669

Lãnh đạo các trung tâm hòa giải, đối thoại.

Phát biểu tại hội nghị, bà Ung Thị Xuân Hương (Chánh án TAND TPHCM) cho biết TAND 2 cấp tại TPHCM phải thụ lý và giải quyết các loại án lớn nhất cả nước về số lượng, đa dạng phức tạp về tính chất mức độ, đồng thời có một số vụ án hoàn toàn mới, chưa có quy định của pháp luật. Tính đến ngày 6/11/2018, chỉ sau 5 ngày đi vào hoạt động, tòa đã chuyển cho 10 trung tâm hòa giải tại TPHCM 655 hồ sơ khởi kiện các loại và dự kiến đến ngày 12/11/2018, sẽ tổ chức phiên hòa giải đầu tiên, tòa án sẽ tiếp tục chuyển khoảng 2.000 vụ án cho các trung tâm hòa giải đối thoại.

img_2184

Trung tâm hòa giải sẽ nhận khoảng 2.000 vụ án trong thời gian tới.

Trung tâm hòa giải sẽ nhận khoảng 2.000 vụ án trong thời gian tới.Phát biểu tại hội nghị, ông Tất Thành Cang (Uỷ viên trung ương Đảng, - Phó bí thư thường trực Thành ủy TPHCM) khẳng định việc thành lập các trung tâm hòa giải, đối thoại tại tòa án nhân dân 2 cấp thành phố là bước chuyển rất lớn trong việc đổi mới thủ tục hành chính tư pháp và thủ tục giải quyết các vụ việc tại tòa án, góp phần tạo sự đồng thuận giữa các đương sự, giữ gìn ổn định trật tự xã hội, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí công sức của đương sự, của Nhà nước và toàn xã hội, đồng thời giảm tải cho công tác xét xử của tòa án và cho công tác thi hành án của các cơ quan thi hành án dân sự.img_8696

Ông Tất Thành Cang cho rằng sẽ sẽ quan tâm chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện thành công thí điểm

“Lãnh đạo thành phố sẽ quan tâm chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện thành công thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự hiện hành chính tại TAND tại TPHCM” – ông Cang nói.

Xuân Duy



Tin tức liên quan


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn