Bệnh ung thư được nghỉ chế độ ốm đau bao nhiêu ngày?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 11/12/2021

Trường hợp người bị bệnh ung thư (lành tính) thì được nghỉ bệnh hưởng chế độ ốm đau bao nhiêu ngày? Mong sớm nhận hồi đáp.

    • Bệnh ung thư được nghỉ chế độ ốm đau bao nhiêu ngày?
      (ảnh minh họa)
    • Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đối với người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội dưới 15 năm thì một năm người đó sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa là 30 ngày, còn nếu người lao động đóng bhxh trên 15 năm thì họ sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa là 40 ngày.

      Và tại Khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có quy định:

      2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

      a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

      b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

      Đối chiếu theo quy định tại Thông tư 46/2016/TdT-BYT Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.

      TT

      Danh mục bệnh theo các chuyên khoa

      Mã bệnh theo ICD 10

      Bệnh ung thư các loại

      C00 đến C97;

      D00 đến D09

      U xương lành tính có tiêu hủy xương D16
      U tuyến thượng thận D35.0
      U không tiên lượng được tiến triển và tính chất D37 đến D48

      Như vậy, theo quy định thì trường hợp người lao động bị bệnh ung thư thì bạn sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa là 180 ngày/năm (Lưu ý, không phải trong một lần nghỉ để chữa trị bạn nhé).

      Trân trọng.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn