Bị tai nạn trên đường đi làm có phải là tai nạn lao động không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 22/11/2016

Em của tôi trên đường đi đến công ty làm việc thì bị xe quệt gẫy chân, người gây ra tai nạn bỏ chạy luôn, em tôi bị ngất xỉu và người đi đường đưa vào bệnh viện nên không có công an lập biên bản. Công ty của em tôi nói "chỉ nghỉ 1 tháng nếu nghỉ quá thì công ty không hỗ trợ nữa”. Tôi muốn hỏi như vậy là đúng hay sai và quy định nào nói về vấn đề này. Công ty có thể dừng các khoản hỗ trợ cho em tôi không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

    • Theo quy định tại Điều 142 Bộ luật lao động 2012 và được hướng dẫn tại Điều 12 Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động thì: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.

      Như vậy, trường hợp của em bạn, bị tai nạn giao thông trên đường đến công ty được tính là tai nạn lao động.

      Theo quy định tại Điều 143 Bộ luật lao động 2012 về Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm:

      1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

      2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

      3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.

      Đồng thời, Điều 5 Nghị định 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động còn nêu rõ: Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động trong hợp đồng lao động với người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động bị tai nạn lao động hoặc được xác định bị bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tình trạng sức khoẻ của người lao động cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết.

      Như vậy, hành vi của công ty em bạn là trái quy định. Bạn có thể khiếu nại đến cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc công đoàn để giải quyết quyền lợi cho em bạn.

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người bị tai nạn trên đường đi làm. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật lao động 2012 để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn