Cách tính chế độ khi đi khám thai

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/02/2017

Cách tính chế độ khi đi khám thai, Chế độ thai sản và chế độ nghỉ ngơi dưỡng sức sau thai sản? Nếu sinh mổ thì được nghỉ ngơi dưỡng sức sau Chế độ thai sản là bao nhiêu ngày và sinh thường thì được nghỉ bao nhiêu ngày?

    • Chế độ khám thai: - Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai. - Mức hưởng = mức lương bình quân 6 tháng trước khi nghỉ việc/26*số ngày được nghỉ x 100% 2.Chế độ sinh con: - Thời gian nghỉ: Sinh con từ ngày 01/05/2013 trở đi được nghỉ 6 tháng. Nếu sinh đôi trở lên thì thêm mỗi con được nghỉ thêm 01 tháng - Mức trợ cấp = mức lương bình quân 6 tháng trước khi nghỉ việc x số tháng được nghỉ x 100%. Ngoài ra còn được hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con = 2 tháng tiền lương tối thiểu chung ( Kể từ ngày 01/07/2013 là 1.150.000đồng) cho mỗi con. 3. Chế độ nghỉ DSPHSK: Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản sau sinh con hoặc sau sảy thai, nạo hút thai... mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm. - Thời gian hưởng: + Sinh thường, sảy thai: nghỉ 05 ngày/năm; + Sinh con có phẫu thuật: nghỉ 07 ngày/năm; + Sinh đôi trở lên : nghỉ 10 ngày/năm. - Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn