Chậm đóng bảo hiểm cho NLĐ, người sử dụng lao động sẽ bị phạt như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 20/01/2022

Không đóng bảo hiểm cho NLĐ, người sử dụng lao động sẽ bị phạt như thế nào? tôi tên Hùng muốn hỏi là người sử dụng có trách nhiệm phải đóng bảo hiểm cho người lao động không? Nếu đóng chậm thì bị phạt thế nào?

    • Người sử dụng có trách nhiệm phải đóng bảo hiểm cho người lao động không?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019' onclick="vbclick('51766', '358455');" target='_blank'>Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định về loại hợp đồng lao động như sau:

      - Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

      - Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

      Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014' onclick="vbclick('3F674', '358455');" target='_blank'>Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

      - Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

      - Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

      Như vậy theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp mà bạn đề cập thì người sử dụng lao động và người lao động đều có trách nhiệm phải đóng bảo hiểm bắt buộc khi ký kết hợp đồng lao động thuộc loại hợp đồng được quy định phía trên.

      Chậm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bị phạt thế nào?

      Căn cứ Khoản 4 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('5C1D4', '358455');" target='_blank'>Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về việc vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp như sau:

      Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:

      - Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

      - Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

      - Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng.

      Theo đó, người lao động sẽ bị phạt với mức phạt 12-15% trên tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn