Chấm dứt hợp đồng khi lao động nữ đang mang thai

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016
Tôi đang mang thai 3 tuần, theo Luật lao động thì công ty không được sa thải tôi. Tuy nhiên trong trường hợp họ vẫn cho nghỉ việc thì tôi phải làm sao để bảo vệ quyền lợi của mình? Nếu họ chấp nhận phá vỡ hợp đồng lao động thì họ sẽ phải đền bù cho tôi như thế nào? HĐLĐ của tôi là vô thời hạn.
    • Thứ nhất: Chấm dứt hợp đồng lao động đối với phụ nữ đang mang thai

      Khoản 3 Điều 39 BLLĐ 2012 quy định: “Điều 39. Trường hợp người sử dụng lao động (NSDLĐ) không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ. 3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này.”

      Khoản 3 Điều 155 Bộ luật lao động 2012 quy định:

      “3. NSDLĐ không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp NSDLĐ là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”.

      Như vậy, NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ là nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi trừ trường hợp luật định.

      Trường hợp bạn không đồng ý với quyết định phương chấm dứt HĐLĐ thì bạn có quyền khiếu nại đến NSDLĐ, nếu không đồng ý thì khiếu nại lần 2 lên cơ quan Lao động, thương binh và xã hội cấp huyện hoặc khởi kiện ra Tòa án theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 201 BLLĐ 2012:

      “1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

      a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ;”

      Thứ hai: Trách nhiệm của NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật

      Trong trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì phải có trách nhiệm theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động 2012:

      “1. Phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày NLĐ không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.

      2. Trường hợp NLĐ không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này NSDLĐ phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

      3. Trường hợp NSDLĐ không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ để chấm dứt HĐLĐ.

      4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong HĐLĐ mà NLĐ vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ.

      5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho NLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày không báo trước.”

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn