Chế độ hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho NLĐ nước ngoài bị TNLĐ, BNN khi trở lại làm việc

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 06/12/2018

Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc được pháp luật quy định cụa thể như thế nào? Và người lao động nước ngoài được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc khi đáp ứng các điều kiện nào?

    • Theo quy định tại Khoản 10 Điều 8 Nghị định 143/2018/NĐ-CP' onclick="vbclick('5479C', '273273');" target='_blank'>Điều 8 Nghị định 143/2018/NĐ-CP và Điều 55 của Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 ' onclick="vbclick('44D69', '273273');" target='_blank'> Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 thì chế độ trợ chuyển đổi nghề nghiệp chongười lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam (người lao động) bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc được quy định cụ thể như sau:

      - Trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý theo quy định tại khoản 8 Điều 38 của Luật này, nếu phải đào tạo người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí.

      - Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.

      Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 37/2016/NĐ-CP thì người lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi công việc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi có đủ các Điều kiện sau đây:

      - Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên;

      - Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi công việc.

      Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn