Chế độ quân nhân xuất ngũ

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/02/2017

Tôi có thời gian 5 năm 6 tháng chiến đấu ở Campuchia và biên giới Tây Nam, sau chuyển ngành sang Cty thương nghiệp, do điều kiện gia đình tôi xin nghỉ. Tổng cộng thời gian tham gia quân đội và dân sự của tôi là 20 năm 5 tháng (có gián đoạn). Vì ở vùng sâu, vùng xa nên tôi chưa làm chế độ. Nay xin luật gia hướng dẫn và nói rõ hơn về chế độ hưu trí đối với trường hợp của tôi

    • Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 102/2012 ngày 19/10/2012 của Bộ Quốc phòng-Bộ Tài chính-Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số chế độ đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Về chế độ hưu trí được quy định như sau: Thời gian công tác thực tế trong quân đội, cơ yếu có đóng BHXH hoặc được coi là đã đóng BHXH để tính hưởng chế độ hưu trí, bao gồm: thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu (kể cả thời gian công tác trong lực lượng công an nhân dân sau đó chuyển sang quân đội nhân dân, cơ yếu, nếu có). Thời gian công tác trên nếu có gián đoạn thì được cộng dồn. Đối với các trường hợp chuyển ngành sang làm việc ở cơ quan, đơn vị, tổ chức ngoài quân đội, cơ yếu sau đó thôi việc trước ngày 1/1/1995 hoặc đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đi lao động hợp tác quốc tế hoặc được cử đi lao động hợp tác quốc tế sau đó phục viên, xuất ngũ, thôi việc hoặc thương binh điều dưỡng tại các đoàn điều dưỡng thương binh nặng do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý thì thời gian công tác ngoài quân đội, cơ yếu, thời gian lao động hợp tác quốc tế, thời gian điều dưỡng tại các đoàn điều dưỡng thương binh nặng do ngành Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý không được tính hưởng chế độ hưu trí theo hướng dẫn tại thông tư. Trong thông tư nêu ví dụ: Ông Trần Công K, nhập ngũ tháng 8/1975 (tham gia chiến đấu ở biên giới Tây Nam từ tháng 11/1975 đến ngày 7/1/1979), đến tháng 9/1979 chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng; tháng 1/1993 chuyển công tác sang Ban Cơ yếu Chính phủ hưởng lương như đối với quân nhân. Tháng 1/1995 chuyển về Bộ Quốc phòng công tác; đến tháng 12/1996 ông K thôi phục vụ tại ngũ, hưởng chế độ phục viên. Theo quy định, thời gian phục vụ trong quân đội, cơ yếu được tính hưởng chế độ hưu trí của ông K là 21 năm 5 tháng (từ tháng 8/1975 đến tháng 12/1996). Mức lương hưu hằng tháng của đối tượng được tính theo số năm thực tế phục vụ trong quân đội, cơ yếu. Mức lương hưu và mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH thực hiện như sau: Mức lương hưu: cứ đủ 15 năm tính bằng 45% mức bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH; sau đó, cứ thêm một năm đóng BHXH được tính thêm 3% đối với nữ và 2% đối với nam. Mức lương hưu hằng tháng tối đa bằng 75% mức bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH. Trên đây là những quy định chung, anh cần đến UBND xã để xin được hưởng dẫn làm các thủ tục theo quy định

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn