Chồng được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày khi vợ sinh con?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 16/03/2019

Chào Ban biên tập, vợ chồng tôi hiện đang làm việc tại Tp Hồ Chí Minh. Vì họ hàng 2 bên nội ngoại ở xa nên trong thời gian vợ sinh con tôi muốn được ở bên cạnh vợ thời gian lâu nhất. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi: Chồng được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày khi vợ sinh con?

    • Căn cứ pháp lý:

      - Luật Bảo hiểm xã hội 2014;

      - Quyết định 636/QĐ-BHXH năm 2016. Có quy định.

      Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ:

      - 05 ngày làm việc với sinh thường 1 con;

      - 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;

      - 10 ngày làm việc với trường hợp sinh đôi, từ sinh ba thì thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc, tối đa không quá 14 ngày làm việc

      - Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

      - Thời gian hưởng chế độ không tính ngày lễ, tết, nghỉ hàng tuần

      Lưu ý: NLĐ nghỉ hưởng chế độ trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con, nếu có nghỉ những ngày trước khi vợ sinh con thì tính là nghỉ không lương, nghỉ phép của NLĐ.

      Như vậy, theo quy định trên thì thời gian nghỉ việc để chăm vợ khi vợ sinh con tối đa không quá 14 ngày (nhưng để được nghỉ 14 ngày thì cũng phải đáp ứng điều kiện sinh đôi mà phải phẫu thuật, hoặc sinh ba). Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản có thể không liên tục; nhưng phải trong thời gian 30 ngày kể từ ngày vợ sinh. Đối với trường hợp của bạn nếu bạn có mong muốn có thêm thời gian nghỉ việc ở nhà để chăm vợ thì bạn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để xin nghỉ phép năm, hoặc nghỉ việc không lương.

      Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn