Chức năng của Phòng Quản lý hồ sơ thuộc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 30/08/2023

Chức năng của Phòng Quản lý hồ sơ thuộc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Quản lý hồ sơ thuộc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ra sao? Chế độ quản lý của Trưởng phòng nghiệp vụ, Chánh Văn phòng thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh như thế nào?

Mong nhận được sự hỗ trợ!

    • Chức năng của Phòng Quản lý hồ sơ thuộc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Chức năng của Phòng Quản lý hồ sơ thuộc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 11 Quyết định 2133/QĐ-BHXH năm 2019' onclick="vbclick('693FB', '383405');" target='_blank'>Điều 11 Quyết định 2133/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về chức năng của Phòng Quản lý hồ sơ thuộc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

      1. Chức năng:

      Phòng Quản lý hồ sơ có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố tổ chức quản lý và lưu trữ hồ sơ, tài liệu trong hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật, của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội thành phố.

      2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Quản lý hồ sơ thuộc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ra sao?

      Theo Khoản 2 Điều 11 Quyết định 2133/QĐ-BHXH năm 2019' onclick="vbclick('693FB', '383405');" target='_blank'>Điều 11 Quyết định 2133/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Quản lý hồ sơ thuộc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

      2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

      a) Xây dựng, trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố kế hoạch dài hạn, hàng năm về công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu trong hệ thống Bảo hiểm xã hội thành phố và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

      b) Hướng dẫn, kiểm tra các phòng nghiệp vụ và Bảo hiểm xã hội huyện lập, quản lý hồ sơ và lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định.

      c) Tiếp nhận, kiểm tra thủ tục hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội theo quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện quản lý, lưu trữ theo quy định.

      d) Thu thập, phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu phục vụ cho công tác quản lý, thống kê và khai thác hồ sơ, tài liệu hành chính, nghiệp vụ.

      đ) Lựa chọn hồ sơ, tài liệu thuộc danh mục nộp lưu vào lưu trữ và tiêu hủy tài liệu hết giá trị sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

      e) Lập kế hoạch xây dựng, nâng cấp và duy tu, bảo dưỡng kho tàng; mua sắm các thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ cho công tác lưu trữ.

      g) Hướng dẫn sử dụng và tổ chức thực hiện giao dịch điện tử thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của phòng đối với Bảo hiểm xã hội huyện và các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Quản lý và chịu trách nhiệm về dữ liệu trong phần mềm quản lý hồ sơ trên địa bàn toàn tỉnh.

      h) Tham gia, đề xuất với cấp có thẩm quyền việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

      i) Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao; áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO.

      k) Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định; tham gia nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lưu trữ.

      l) Quản lý viên chức và tài sản của phòng theo quy định.

      m) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố giao.

      3. Chế độ quản lý của Trưởng phòng nghiệp vụ, Chánh Văn phòng thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh như thế nào?

      Tại Khoản 1 Điều 12 Quyết định 2133/QĐ-BHXH năm 2019' onclick="vbclick('693FB', '383405');" target='_blank'>Điều 12 Quyết định 2133/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về chế độ quản lý của Trưởng phòng nghiệp vụ, Chánh Văn phòng thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh như sau:

      1. Chế độ quản lý:

      Phòng, Văn phòng chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

      Phòng, Văn phòng do Trưởng phòng, Chánh Văn phòng quản lý, điều hành theo chế độ thủ trưởng; giúp Trưởng phòng, Chánh Văn phòng có các Phó Trưởng phòng, Phó Chánh Văn phòng.

      Trưởng phòng, Chánh Văn phòng, Phó Trưởng phòng, Phó Chánh Văn phòng thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật theo quy trình và phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

      Số lượng Phó Trưởng phòng, Phó Chánh Văn phòng thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh không quá 03 người, được quy định cụ thể theo văn bản quy định về cơ cấu viên chức quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn