Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 31/10/2016

Tôi là một đại lý bảo hiểm, tư vấn cho người thân tham gia 1 hợp đồng hưu trí. Sau 21 ngày cân nhắc, khách hàng nghe những người khác nói nhiều chuyện tiêu cực xung quanh bảo hiểm nhân thọ nên họ muốn lấy lại tiền. Tôi đã giải thích nhưng vì tình cảm người thân, tôi bỏ tiền ra mua lại hợp đồng của khách hàng đó. Vậy cho tôi hỏi, tôi cần thực hiện cam kết gì với khách hàng đó nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra với người được bảo hiểm? Có giấy tờ thủ tục hay công chứng của nhà nước hay không trong vấn đề chuyển nhượng hợp đồng này? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

    • Theo quy định tại Điều 18 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 về quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm:

      "1. Bên mua bảo hiểm có quyền:

      a) Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm;

      b) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm;

      c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 19, khoản 1 Điều 20 của Luật này;

      d) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

      đ) Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật;

      e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

      2. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:

      a) Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

      ...".

      Có thể thấy, đối với cá nhân đã ký kết hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm thì cá nhân này sẽ có quyền chuyển nhượng lại hợp đồng bảo hiểm này cho một cá nhân khác, cụ thể về việc chuyển nhượng sẽ được quy định tại Điều 26 Luật kinh doanh bảo hiểm:

      "1. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

      2. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế."

      Như vậy, việc chuyển nhượng chỉ có thể thực hiện khi trước đó trong hợp đồng thỏa thuận giữa bên mua bảo hiêm và công ty bảo hiểm có quy định về việc cho phép chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm, đồng thời việc chuyển nhượng chỉ có hiệu lực khi bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho công ty bảo hiểm về việc chuyển nhượng và phải có văn bản chấp thuận của công ty bảo hiểm về vấn đề này. Nếu người mua bảo hiểm không thỏa thuận trước trong hợp đồng bảo hiểm thì sẽ rất khó để công ty bảo hiểm chấp nhận việc chuyển nhượng này, người mua sẽ phải thỏa thuận với công ty bảo hiểm để công ty đồng ý thì mới có thể thực hiện việc chuyển nhượng. Khi việc chuyển nhượng hoàn tất thì quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm sẽ do người nhận chuyển nhượng thụ hưởng, về các trường hợp được công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm thì sẽ được quy định tại Điều 33 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000:

      "1. Trong bảo hiểm tai nạn con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào thương tật thực tế của người được bảo hiểm và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

      2. Trong bảo hiểm sức khỏe con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe của người được bảo hiểm do bệnh tật hoặc tai nạn gây ra và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm."

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn