Có được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi về quê tham gia nghĩa vụ quân sự không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 13/08/2022

Có được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi về quê tham gia Nghĩa vụ quân sự không? Đóng bảo hiểm thất nghiệp được lợi gì ngoài hưởng trợ cấp thất nghiệp không? Có được hưởng TCTN khi đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 16 tháng?

    • Có được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi về quê tham gia nghĩa vụ quân sự không?

      Em mới chấm dứt hợp đồng lao động ở thành phố và về quê để tham gia nghĩa vụ quân sự, mọi hồ sơ thủ tục để nhận bảo hiểm thất nghiệp em điều có đủ. Tuy nhiên, cái vướng mắc của em là, em về tham gia nghĩa vụ thì có đáp ứng điều kiện là chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không?

      Trả lời:

      Căn cứ Điều 49 Luật việc làm 2013 quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

      Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

      - ...

      - Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

      - Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

      + Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.

      Như vậy, theo quy định trên và trường hợp của bạn đề cập thì bạn đã có đủ hồ sơ nộp để hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, bạn phải về tham gia nghĩa vụ quân sự nên điều kiện về chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp bạn không cần phải xem xét nhé. Do đó, bạn vẫn đáp ứng các điều kiện và được hưởng khoản trợ cấp này.

      Đóng bảo hiểm thất nghiệp được lợi gì ngoài hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

      Trước giờ vẫn thấy mọi người được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, vậy không biết ngoài chế độ này thì còn chế độ nào khác không?

      Trả lời:

      Điều 42 Luật việc làm 2013 có quy định về các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp như sau:

      1. Trợ cấp thất nghiệp.

      2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.

      3. Hỗ trợ Học nghề.

      4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

      ...

      Như vậy, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp không chỉ được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp hằng tháng mà còn các chế độ hỗ trợ khác nêu trên. Khi người lao động có nhu cầu và đáp ứng điều kiện được hỗ trợ thì sẽ được hỗ trợ.

      Có được hưởng TCTN khi đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 16 tháng?

      Dạ, cho em hỏi, em làm việc ở Đồng Nai và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 16 tháng. Tuy nhiên, khi làm hồ sơ nhận BHTN thì bên cơ quan bảo là, do em đóng từng đợt và đóng những thời gian đầu nên tình trạng hồ sơ của em mới được 9 tháng trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. Như vậy, luật quy định vấn đề này ra sao?

      Trả lời:

      Căn cứ Khoản 2 Điều 49 Luật việc làm 2013 quy định như sau:

      Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

      Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này.

      Như vậy, vấn đề đóng BHTN phải được tính từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, hiện tại bạn mới được 9 tháng thì chưa đủ điều kiện nhận TCTN.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn