Có được thỏa thuận với công ty về mức đóng bảo hiểm xã hội không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 24/05/2019

Tôi được biết mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thai sản và một số chế độ khác đều dưa trên mức đóng bảo hiểm xã hội. Vậy  Ban biên tập cho hỏi. Người lao động có được thỏa thuận với công ty để tăng mức hưởng các chế độ trên không? Mong sớm nhận phản hồi. 

    • Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội 2014, có quy định:

      Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.

      Tại Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, quy định về tiền lương và các chế độ khác trong hợp đồng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội:

      - Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

      - Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

      + Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

      + Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

      Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, cũng có quy định về tỉ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động như sau:

      rách nhiệm đóng của các đối tượng Tỷ lệ trích đóng các loại bảo hiểm xã hội
      BHXH BH TNLĐ- Bệnh nghề nghiệp BHYT BHTN Tổng cộng
      Doanh nghiệp 17% 0,5% 3% 1% 21,5%
      Người lao động 8% 0% 1,5% 1% 10,5%
      Tổng 32%

      Và tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP, cũng có quy định:

      Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

      Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

      Như vậy, theo quy định trên thì công ty và người sử dụng lao động không được thỏa thuận với nhau về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức đóng và tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Nếu hai bên cố tình vi phạm quy định để trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt nêu trên hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

      Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn