Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội từ 01/01/2023 như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 31/01/2023

Xin hỏi mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2023 như thế nào? - Câu hỏi của Thanh Lâm (Tây Ninh).

    • Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội có mức điều chỉnh như thế nào?

      Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH quy định điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2022 như sau:

      Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

      1. Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

      Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm

      =

      Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm

      x

      Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

      Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

      Bảng 1:

      Năm

      Trước 1995

      1995

      1996

      1997

      1998

      1999

      2000

      2001

      2002

      2003

      2004

      2005

      2006

      2007

      2008

      Mức điều chỉnh

      5,10

      4,33

      4,09

      3,96

      3,68

      3,53

      3,58

      3,59

      3,46

      3,35

      3,11

      2,87

      2,67

      2,47

      2,01

      Năm

      2009

      2010

      2011

      2012

      2013

      2014

      2015

      2016

      2017

      2018

      2019

      2020

      2021

      2022

      Mức điều chỉnh

      1,88

      1,72

      1,45

      1,33

      1,25

      1,20

      1,19

      1,16

      1,12

      1,08

      1,05

      1,02

      1,00

      1,00

      Căn cứ Điều 2 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định về điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2023 như sau:

      Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

      1. Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

      Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm

      =

      Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm

      X

      Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

      Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

      Bảng 1:

      Năm

      Trước 1995

      1995

      1996

      1997

      1998

      1999

      2000

      2001

      2002

      2003

      2004

      2005

      2006

      2007

      2008

      Mức điều chỉnh

      5,26

      4,46

      4,22

      4,09

      3,80

      3,64

      3,70

      3,71

      3,57

      3,46

      3,21

      2,96

      2,76

      2,55

      2,07

      Năm

      2009

      2010

      2011

      2012

      2013

      2014

      2015

      2016

      2017

      2018

      2019

      2020

      2021

      2022

      Mức điều chỉnh

      1,94

      1,77

      1,50

      1,37

      1,28

      1,23

      1,23

      1,19

      1,15

      1,11

      1,08

      1,05

      1,03

      1,00

      1,00

      2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này.

      Như vậy, tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo công thức sau:

      Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

      Với mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của các năm được thực hiện từ trước năm 1995 đến năm 2021 tăng (trừ năm 2019 gữ nguyên) như theo quy định trên và năm 2022-2023 mức điều chỉnh là 1,00.

      (Hình từ Internet)

      Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2023 là bao nhiêu?

      Theo Điều 3 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2023 như sau:

      Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

      1. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

      Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm

      =

      Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm

      X

      Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

      Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:

      Bảng 2:

      Năm

      2008

      2009

      2010

      2011

      2012

      2013

      2014

      2015

      Mức điều chỉnh

      2,07

      1,94

      1,77

      1,50

      1,37

      1,28

      1,23

      1,23

      Năm

      2016

      2017

      2018

      2019

      2020

      2021

      2022

      2023

      Mức điều chỉnh

      1,19

      1,15

      1,11

      1,08

      1,05

      1,03

      1,00

      1,00

      2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này; tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được điều chỉnh theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư này. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.

      Theo đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từng năm được thực hiện như trên với công thức:

      Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm=Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng.

      Đối tượng áp dụng mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội trên là ai?

      Tại Điều 1 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định đối tượng áp dụng mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội trên như sau:

      - Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP bao gồm:

      +) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2023.

      +) Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2023.

      - Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2023.

      Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2023; các quy định tại Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH áp dụng kể từ ngày 01/01/2023.

      Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2023.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn