Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ việc ở công ty xây dựng

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 17/10/2018

Em có làm ở 1 công ty xây dựng từ tháng 12/2016 đến tháng 6/2018, trong thời gian làm việc em có ký hợp đồng với công ty thời vụ 3 tháng/1 lần đến tháng 12/2017 em không ký thời vụ với công ty nữa mà chuyển qua ký 1 năm, em làm đến tháng 6/2018 (được 6 tháng kể từ lúc ký 1 năm) thì em xin chấm dứt hợp đồng. Vậy anh chị cho em hỏi em có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không?

    • Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (Khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013).

      Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013 thì Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

      1. Người lao động khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
      a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

      b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

      c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

      Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

      2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

      Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

      1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

      a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

      b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

      2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

      3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

      4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

      a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

      b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

      c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

      d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

      đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

      e) Chết.

      Như vậy, nếu như bạn đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì bạn sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

      Ngoài ra, theo như thông tin bạn cung cấp bạn đã ký 4 lần hợp đồng mùa vụ với thời hạn 3 tháng một lần, Ban Biên tập cung cấp thêm cho bạn về nguyên tắc ký hợp đồng mùa vụ để bạn nắm rõ và bảo vệ quyền lợi cho mình trong các công việc sau này.

      Khoản 3 Điều 22 Bộ luật Lao động 2012 quy định: Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn