Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường bảo hiểm các khoản thiệt hại vật chất nào trong bảo hiểm đầu tư?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 28/11/2022

Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường bảo hiểm các khoản thiệt hại vật chất nào trong bảo hiểm đầu tư? Mức bồi thường đối với từng hạng mục tài sản ghi trong hợp đồng bảo hiểm đầu tư như thế nào? Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng bao gồm các tài liệu nào?

Mong anh chị tư vấn giải đáp. Tôi cảm ơn. 

    • Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường bảo hiểm các khoản thiệt hại vật chất nào trong bảo hiểm đầu tư?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường bảo hiểm các khoản thiệt hại vật chất nào trong bảo hiểm đầu tư?

      Tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư 50/2022/TT-BTC' onclick="vbclick('80862', '381499');" target='_blank'>Điều 12 Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định như sau:

      2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường bảo hiểm các khoản thiệt hại vật chất mà người được bảo hiểm thực tế phải gánh chịu và khi các khoản đó đã được tính vào số tiền bảo hiểm.

      2. Mức bồi thường đối với từng hạng mục tài sản ghi trong hợp đồng bảo hiểm đầu tư

      Theo Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều 12 Thông tư 50/2022/TT-BTC' onclick="vbclick('80862', '381499');" target='_blank'>Điều 12 Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định như sau:

      3. Mức bồi thường đối với từng hạng mục tài sản ghi trong hợp đồng bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm của hạng mục tài sản đó. Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm không vượt quá tổng số tiền bảo hiểm quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Các trường hợp cụ thể như sau:

      a) Đối với trường hợp tổn thất có thể sửa chữa được thì phải sửa chữa, số tiền bồi thường là chi phí cần thiết để phục hồi các hạng mục bị tổn thất trở lại trạng thái như trước khi xảy ra tổn thất sau khi trừ đi phần giá trị thu hồi (trường hợp bên mua bảo hiểm thu hồi tài sản bị tổn thất) và mức khấu trừ.

      b) Đối với trường hợp tổn thất toàn bộ, số tiền bồi thường bảo hiểm là giá trị thị trường của hạng mục đó tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế trừ đi mức khấu trừ. Trường hợp bên mua bảo hiểm thu hồi tài sản bị tổn thất, số tiền bồi thường bảo hiểm là giá trị thực tế của hạng mục đó tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất trừ đi mức khấu trừ và giá trị thu hồi tài sản bị tổn thất.

      4. Chi phí sửa chữa tạm thời sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm chịu nếu như việc sửa chữa đó là một bộ phận cấu thành của việc sửa chữa chính thức và không làm tăng tổng chi phí sửa chữa theo phương án sửa chữa cuối cùng của hạng mục bị tổn thất.

      5. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường mọi chi phí nhằm cải hoán, bổ sung, nâng cấp các hạng mục được bảo hiểm.

      6. Nếu bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng với hai (02) doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chi chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.

      7. Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường đối với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm theo quy định tại Bộ luật Hình sự.

      3. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng bao gồm các tài liệu nào?

      Căn cứ Điều 13 Thông tư 50/2022/TT-BTC' onclick="vbclick('80862', '381499');" target='_blank'>Điều 13 Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định như sau:

      Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập các tài liệu có liên quan để lập hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng bao gồm các tài liệu sau:

      1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.

      2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.

      3. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:

      a) Hồ sơ sự cố công trình xây dựng (bản sao công chứng hoặc bản sao có xác nhận của bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

      b) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ trong trường hợp sửa chữa, thay mới tài sản.

      4. Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà bên mua bảo hiểm đã chi ra để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất hoặc để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

      5. Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.

      6. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 12 Thông tư 50/2022/TT-BTC Tải về
    • Điều 13 Thông tư 50/2022/TT-BTC Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn